MẠNH TỬ KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN HỌC THUYẾT
NHO GIA
(kì 1)
Trong lịch
sử văn hoá cổ đại Trung Quốc, có thể nói Mạnh Tử 孟子là
vị đại giáo dục gia chỉ sau Khổng Tử.
Thân thế
của Mạnh Tử 孟子 và
Khổng Tử 孔子có những chỗ giống nhau, tổ tiên của hai người đều là
quý tộc, chỉ là đến đời phụ thân của họ thì suy; cả hai đều lập tư học, bồi dưỡng
nhiều học trò là nhà giáo dục có sáng kiến; cả hai đều chu du các nước, hi vọng
có thể được trọng dụng, nhưng không thành công. Càng quan trọng hơn là, Mạnh Tử
đã kế thừa và phát triển học thuyết Nho gia của Khổng Tử, đồng thời khiến nó trở
thành học thuyết chính thống hoàn chỉnh của giai cấp địa chủ phong kiến. Tư tưởng
và học thuyết của Khổng Tử và Mạnh Tử được người đời sau xưng là “Khổng Mạnh
chi đạo” 孔孟之道, thống trị hơn 2000 năm tại Trung Quốc.
Mạnh Tử
孟子tên Kha 轲, sinh ở thôn Phù 凫 phía
bắc thành nước Trâu 邹 (nay là phía đông nam huyện Trâu 邹 tỉnh
Sơn Đông 山东) vào khoảng năm 390 trước công nguyên. Năm lên 3 tuổi,
phụ thân qua đời, từ đó mẫu thân nuôi dưỡng ông đến khi trưởng thành. Không giống
như mẫu thân của Khổng Tử. Mẹ của Mạnh tử
là một phụ nữ có giáo dưỡng, bà toàn tâm
toàn ý bồi dưỡng con trở thành người hữu dụng.
Nhưng,
Mạnh Tử lúc nhỏ không chăm, không hứng thú đọc sách, luôn ham chơi. Gần nhà có
một khu mộ địa, đội ngũ di quan thường đi ngang qua nhà Mạnh Tử. Thế là, bắt
chước xuất tang trở thành nội dung chủ yếu trong trò chơi của Mạnh Tử. Ông thường
đào hố trên đất, đặt vào đó một khúc gỗ mục, làm người chết, sau đó lấy bùn đất
đắp lên thành nấm, sau đó cùng các bạn nhỏ gào khóc bên nấm đất.
Bà mẹ
vô cùng giận đối với trò chơi mai táng của Mạnh Tử, bà cho rằng môi trường ở
khu ngoại ô này sẽ không giúp con thành tài, bà bèn dọn nhà vào trong thành.
Trong
thành không có mộ địa, Mạnh Tử không còn cơ hội chơi trò mai táng người chết nữa.
Bà mẹ chỉ mong Mạnh Tử trong một hoàn cảnh mới sẽ chăm đọc sách, đồng thời bảo
Mạnh Tử phải đọc thuộc bộ Luận ngữ 论语, học cách làm người
của Khổng Tử.
Lúc mới
bắt đầu, Mạnh Tử quyết tâm đọc sách, được mấy ngày không ham chơi. Nhưng những
ngày đó không được lâu, tâm tưởng của Mạnh Tử không ổn định. Nguyên do là nhà Mạnh
Tử ở trong khu vực có chợ, tiếng rèn sắt, tiếng giết heo, tiếng rao hàng suốt
ngày không dứt. Mạnh Tử nghe qua, dần không đọc sách nữa.
Một buổi
trưa nọ, bà mẹ đang dệt vải, thấy Mạnh Tử trong tay cầm thẻ giản mà mắt lại
nhìn trái nhìn phải, miệng không biết đang đọc những gì bèn đột nhiên ngừng dệt,
lớn tiếng nói rằng:
- Con đang đọc sách phải không?
Mạnh Tử
nghe qua giật mình, không trả lời được.
Bà mẹ
thấy tình cảnh đó, trong lòng đau buồn, thuận tay cầm lấy kéo cắt tấm vải ở
trên khung dệt ra làm hai đoạn. Tiếp đó lớn tiếng hỏi rằng:
- Tấm vải đã đứt có thể liền lại không?
Mạnh Tử
sợ liền quỳ trên đất, lắc đầu.
Bà mẹ
than rằng:
- Con không chuyên tâm đọc sách, giống như tấm
vải bị đứt vậy, không thể thành tài được! Mẹ dọn nhà đến trong thành là để con
có thể chăm chỉ đọc sách, nhưng hiện tại ....
Nói đến
đó, bà ôm mặt khóc.
Mạnh Tử
quỳ lê đến bên cạnh mẹ, gục đầu trên gối bà, khóc nói rằng:
- Con muốn yên tâm đọc sách, nhưng âm thanh
bên ngoài quá ồn ào ...
Bà mẹ
nghĩ rằng đó cũng là tình thực, bèn dọn nhà một lần nữa.
Lần này
bà dọn đến ở đối diện với trường học.
Hoàn cảnh
nơi trường học quả nhiên là có khác, tiếng đọc sách thường vang vang, cả một bầu
không khí học tập. Tâm của Mạnh Tử quả nhiên yên định lại, cả ngày đọc sách. Có
lúc, Mạnh Tử còn nhìn vào bên trong, nhìn học trò đọc sách như thế nào, rồi
theo tập Chu lễ với thầy như thế nào (tức những lễ nghi lên quan đến tế tự, triều
bái của đời
Bà mẹ
thấy con cúi đầu quỳ bái, mới đầu tưởng rằng con lại chơi trò mai táng, không
ngăn được chau mày. Khi nghe Mạnh Tử nói là tập
Chẳng
bao lâu, bà mẹ nhờ người đưa Mạnh Tử đến trường. Từ đó, Mạnh Tử bắt đầu học Thi 诗 (tức Thi kinh 诗经), Thư 书 (tức
Thượng thư 尚书) một cách có hệ
thống, và tiến bộ rất nhanh.
Trong học
tập, Mạnh Tử có hứng thú nhất đối với Nho học của Khổng Tử. Ngày tháng kéo dài,
Mạnh Tử không thoả mãn những nội dụng học được ở trường, manh nha ý nghĩ muốn
đi đến quê hương Khổng Tử để được đào tạo sâu hơn. Bà mẹ hoàn toàn ủng hộ cách
nghĩ của ông, chuẩn bị cho ông hành trang, đồng thời chọn ngày tốt tiễn ông lên
đường.
Từ nước
Trâu 邹 đến Khúc Phụ 曲阜 nước Lỗ không
xa. Mạnh Tử đến nơi đó, hỏi con cháu đời sau của Khổng Tử, có người nói cho Mạnh
Tử biết, cháu của Khổng Tử là Khổng Cấp 孔伋,
còn có tên là Tử Tư 子思 là vị
đại sư Nho học, nhưng đã mất, ông ấy có một môn nhân, nay đang giảng học ở đây,
có thể đi tìm ông ta.
Mạnh Tử
vội đi tìm môn nhân của Tử Tư, hướng đến ông ta bày tỏ nguyện vọng học tập đạo
của Khổng môn. Người đó thấy Mạnh Tử thành tâm cầu học liền đáp ứng, thu nhận
làm đệ tử.
Cuối
cùng bái tại môn hạ của hậu nhân Khổng Tử, Mạnh Tử học được nhiều từ đạo của Khổng môn mà tại nước Trâu học
không được. Lúc trở về lại nước Trâu, vị môn nhân nọ lấy ra một bộ sách, trịnh
trọng nói với Mạnh Tử:
- Trong này là những tinh tuý Nho học của Khổng
môn, do thầy Tử Tư đích thân truyền cho thầy, trong Luận ngữ 论语 cũng không có nói đến. Thầy thấy năng lực
của anh có thể phát dương quang đại Nho học, nên đặc biệt tái truyền cho anh,
mong anh chuyên tâm học tập.
Mạnh Tử
nhận qua nhìn thấy tên sách là Trung dung
中庸, nhất thời không hiểu được ý, không ngăn được trầm tư.
Vị thầy
nhìn thấy tâm tư của Mạnh Tử, từ tốn nói rằng:
- Không lệch gọi là ‘trung’ 中, không dựa gọi là ‘dung’ 庸. Từ đó anh có thể hiểu.
Mạnh Tử
vội tiếp lời:
-
Con hiểu rồi, đó là nói đạo lí không thiên lệch không
dựa dẫm.
(còn tiếp)
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 26/12/2020