TIẾNG GÀ ĐIẾM NGUYỆT, DẤU GIÀY CẦU SƯƠNG (2030)
Câu này điển xuất từ hai câu thơ trong bài Thương Sơn tảo hành 商山早行 của Ôn Đình Quân 温庭筠 đời Đường:
Thần khởi động chinh đạc
Khách hành bi cố hương
Kê thanh mao điếm nguyệt
Nhân tích bản kiều sương
Hộc diệp lạc sơn lộ
Chỉ hoa minh dịch tường
Nhân tư Đỗ Lăng mộng
Phù nhạn mãn hồi đường
晨起動征鐸
客行悲故鄉
雞聲茅店月
人跡板橋霜
槲葉落山路
枳花明驛墙
因思杜陵夢
凫雁滿回塘
(Sáng sớm, chuông nhỏ đeo nơi cổ ngựa đi trên đường đã khua vang
Du tử u
buồn nhớ đến cố hương
Tiếng gà
gáy vang, điếm cỏ đắm chìm trong ánh trăng buổi sớm
Dấu chân
người đi in trên cầu ván phủ đầy sương
Lá cây hộc
khô rụng đầy nơi đường núi
Hoa chỉ
trắng chiếu ngời nơi bức tường dịch trạm
Nhớ đến
giấc mộng Đỗ Lăng tươi đẹp tối qua
Một bầy
chim le chim nhạn cùng đùa vui trong ao)
http://www.chinesewords.org/poetry/31950-8.html
Mịt mù dặm cát đồi cây
Tiếng gà điếm nguyệt, dấu giày cầu sương
(“Truyện
Kiều” 2029 – 2030)
Tiếng gà điếm nguyệt: Cả câu này là dịch hai câu thơ xưa của Ôn Đình Quân đời Đường:
“Kê thanh mao điếm nguyệt; Nhân tích bản kiều sương”, nghĩa là: “Tiếng gà gáy
nơi điếm cỏ buổi sáng; Vết chân người in trên cầu ván đẫm sương”.
Dấu giày cầu sương: Dấu giày in trên chiếc cầu buổi sáng có sương phủ.
(Đào
Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 1989)
Trong “Kim Vân
Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích, ghi rằng:
Đường tảo hành thi:
Kê minh mao điếm nguyệt, nhân tích bản kiều sương.
唐早行詩: 鷄鳴茅店月人跡板橋霜
(Nhà Đường: Có bài thơ đi sớm: tiếng gà xao xác điểm sương,
dấu chân in vết giọt sương mặt cầu)
(Sài Gòn: nxb Sống Mới, 1960)
Xét: Trong
“Tư liệu Truyện Kiều - Bản Duy Minh Thị
1872” do GS Nguyễn Tài Cẩn phiên Nôm, câu 2030 là:
Tiếng gà điếm CỎ dấu giày cầu sương
(Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 09/11/2020