Dịch thuật: A Bảo Cơ kiến lập nước Liêu

 

A BẢO CƠ KIẾN LẬP NƯỚC LIÊU 

          Cuộc phản loạn lần thứ hai do Thích Cát 剌葛 cầm đầu kéo dài hơn mấy tháng đã gây cho Khất Đan 契丹 (1) những tổn thất trầm trọng. A Bảo Cơ 阿保机 về sau thuật lại rằng:

          Những người đó ngang ngược bất đạo, đồ thán sinh linh, giết chóc cướp đoạt, dân gian trước có muôn ngựa, mà nay đến mức phải đi bộ, đó là sự việc mà trước đây chưa từng có.

          A Bảo Cơ về đến châu Long Hoá 龙化 liền triệu tập bọn mưu thần như Hàn Diên Huy 韩延徽 để thương lượng kế sách chấn hưng đất nước. Hàn Diên Huy nói với A Bảo Cơ rằng:

          Phải chế định lễ nghi, ước thúc thần hạ, khiến thần tử đều biết lí tôn vương.

          A Bảo Cơ hỏi:

          Chế định lễ nghi như thế nào mới có thể quy phạm trật tự, phân rõ tôn ti?

          Hàn Diên Huy đáp rằng:

          Kinh “Xuân Thu” 春秋coi trọng nhất thống, cho nên mở đầu sách liền ghi ‘Nguyên niên, xuân, vương chính nguyệt.’ 元年, , 王正月. Vương, tức Chu thiên tử. Trong “Công Dương truyện 公羊传” nói rằng: ‘Sao lại nói là “vương chính nguyệt’? là đại nhất thống vậy. Trong “Hán thư – Đổng Trọng Thư truyện 汉书 - 董仲舒传 có chép lời của Đổng Trọng Thư: “Xuân Thu” có nói đại nhất thống là thường lí của trời đất, là thông nghị của xưa nay.’ Tức là nói chư hầu phải chịu sự thống chế của thiên tử, không thể tự chuyên. Cho nên ‘đại nhất thống’, ‘đại’ là ca ngợi. Tức ca ngợi nhất thống. Nay các bộ Khất Đan hãy còn chưa có lòng nhất thống tôn vương, còn giữ lấy cựu tục, Khất Đan lớn mạnh như thế nào được đây? Bọn Thích Cát nhân giữ cựu tục, còn có ý nghĩ không phải bổn phận của mình, nên mới nhiều lần làm loạn. Nếu không triệt để trừ khử, vương vị không yên, nghiệp lớn khó thành.

          A Bảo Cơ qua sự gợi ý của Hàn Diên Huy dùng lí luận kinh điển của Hán tộc và chế độ của trung nguyên, lập tức tỉnh ngộ, thế là liền mệnh cho bọn Hàn Diên Huy dựa theo chế độ của trung nguyên, chế định lễ nghi. Trải qua hai năm tu chỉnh chuẩn bị, vào ngày mùng 1 tháng 2 mùa xuân năm thứ 14 A Bảo Cơ làm Khắc Hàn 可汗 (2) (năm 916), A Bảo Cơ tiếp nhận biểu chương của quần thần, mô phỏng theo thể chế của vương triều người Hán, dùng xưng hiệu hoàng đế, xưng là “Đại Thánh Đại Minh Thiên Hoàng Đế” 大圣大明天皇帝. Thê tử là Thuật Luật Bình 述律平 được tôn là “Ứng Thiên Đại Minh Địa Hoàng Hậu” 应天大明地皇后, đặt niên hiệu là Thần Sách 神册, lập con là Bội làm hoàng thái tử, theo đó mà tuyên cáo sự ra đời quốc gia Khất Đan 契丹 theo chế độ nô lệ và xác lập thế tập hoàng quyền. Thế là, chế độ tuyển cử thủ lĩnh của liên minh bộ lạc đã kết thúc. Nước Liêu được xem là một quốc gia chính thức thành lập. Các hoàng đế Khất Đan sau này do một nhà A Bảo Cơ nối đời thế tập, loại “sài sách nghi” 柴册仪 tuyển cử Khắc Hàn chỉ là một loại nghi thức truyền thống được bảo tồn. Chung quanh hoàng đế, hình thành một cơ cấu thống trị tương ứng. Năm 921, lại sách phong “chính ban tước” 正班爵, tiến thêm một bước quy định đẳng cấp khác nhau của quan viên các cấp. ... (còn tiếp)         

Chú của người dịch

1- Khất Đan 契丹

     Trong Hán Việt tự điển của Thiều Chửu, chữ có các âm đọc như sau: “khế”, “tiết”, “khiết”, “khất” với nghĩa khác nhau. Riêng âm “khất”, ghi rằng:

          Khất Đan 契丹 tên một nước nhỏ ngày xưa, thuộc tỉnh Trực Lệ bây giờ. Sau đổi là nước Liêu (trang 124).

          Trong Khang Hi tự điển 康熙字典, trang 187 cũng có các âm như trên. Riêng với âm “khất” ghi rằng:

          Tập vận 集韻phiên thiết là 欺訖 (khi cật), âm (khất).

          Khất Đan, quốc hiệu. Tống vi nam triều, Khất Đan vi bắc triều, hậu cải hiệu Liêu.

          契丹, 國號. 宋為南朝, 契丹為北朝, 後改號遼.

          (Khất Đan là tên nước. Tống là nam triều, Khất Đan là bắc triều, sau đổi gọi là Liêu)

          Như vậy tên tộc người, tên nước đọc là “Khất Đan”.

2- Khắc Hàn 可汗:

A- Về chữ :

Trong Khang Hi tự điển 康熙字典có ghi:

- Bính âm (Âm HV: khả)

          “Đường vận”: khẳng ngã thiết.

          “Tập vận”, “Vận Hội”, “Chính vận”: khẩu ngã thiết. Tịnh âm (khả).

     ..... 

     唐韻”: 肯我切.

          集韻”, “韻會”, “正韻”: 口我切. 並音坷.

     ......

     “Đường vận” phiên thiết là “khẳng ngã”.

          “Tập vận”, “Vận hội”, “Chính vận” phiên thiết là “khẩu ngã”. Đều có âm là (khả).

-  Bính âm (Âm HV: khắc)  

          “Tự vựng bổ”: khổ cách thiết. Âm (khắc).

          “Nguỵ thư – Thổ Dục Hồn truyện”: “Khắc Hàn thử phi phục nhân sự.”

          “Đường thư – Đột Quyết truyện”: “Khắc Hàn do Thiền Vu dã, thê viết Khắc Đôn.”

          字彙補”: 苦格切. 音克

          魏書 - 吐谷渾傳”: “可汗此非復人事.”

          唐書 - 突厥傳”: “可汗猶單于也, 妻曰可敦.”

          “Tự vựng bổ” phiên thiết là “khổ cách”. Âm (khắc)

          “Nguỵ thư – Thổ Dục Hồn truyện” có ghi:

“Khắc Hàn, đó không phải là việc của con người nữa rồi”

          “Đường thư – Đột Quyết truyện” cũng ghi:

 “Khắc Hàn, giống như Thiền Vu, thê gọi là Khắc Đôn”

(“Khang Hi tự điển”, Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã, 2003, trang 233)

Trong Hán Việt tự điển của Thiều Chửu:

          Khả 1: ưng cho. 2: khá, như khả dã 可也khá vậy.

          Một âm là khắc: Khắc hàn 可汗các nước bên Tây vực gọi vua chúa của họ là khắc hàn.

          (Nhà xuất bản Hồng Đức, 2015, trang 73)

          B- Về chữ :

Trong Khang Hi tự điển 康熙字典có ghi:

- Bính âm hàn (âm HV: hãn)

          “Đường vận”, “Tập vận”, “Vận hội”: hầu cán thiết.

          “Chính vận”: hầu cán thiết. Tịnh âm (hàn)

          ..........

          唐韻”, “集韻”, “韻會”: 侯旰切

正韻”: 侯幹切. 並音翰.

          ...........

          “Đường vận”, “Tập vận” phiên thiết là “hầu cán”.

          “Chính vận” phiên thiết là hầu cán. Đều có âm đọc là

- Bính âm hán (âm HV: hàn)

          “Đường vận”: hồ an thiết.

          “Tập vận”, “Vận hội”, “Chính vận”: hà can thiết. Tịnh âm (hàn)

          Khắc Hàn, tù trưởng chi xưng. Độc nhược 克韓 (khắc hàn).

          Hựu Bàn Hàn, Hán huyện danh. Độc Bàn Hàn.

          唐韻”: 胡安切.

     集韻”, “韻會”, “正韻”: 河干切. 並音寒.

     可汗, 酋長之稱. 讀若克韓.

     又番汗, 漢縣名. 音盤寒.

          “Đường vận” phiên thiết là “hồ an”.

          “Tập vận”, “Vận hội”, “Chính vận” phiên thiết là “hà can”. Đều có âm đọc là.

          可汗 “Khắc hàn là từ gọi tù trưởng. Đọc như 克韓 (khắc hàn)

          Lại có Bàn Hàn, tên một huyện đời Hán. Đọc là “Bàn Hàn”.

 (“Khang Hi tự điển”, Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã, 2003, trang 553)

Trong Hán Việt tự điển của Thiều Chửu:

          Hãn 1: mồ hôi. 2: tan lở. ..........

          Một âm là hàn, vua rợ Đột quyết gọi là khả hàn 可汗.

          (Ở chữ trang 73 thì có âm đọc là khắc hàn, ở đây lại là khả hàn. Chắc có lẽ tác giả nhầm – ND)

          (Nhà xuất bản Hồng Đức, 2015, trang 299)

          Như vậy 可汗 ở đây đọc là “Khắc Hàn”.

                                                                Huỳnh Chương Hưng

                                                                 Quy Nhơn 27/11/2020

TRUNG HOA THƯỢNG HẠ NGŨ THIÊN NIÊN

中华上下五千年

Chủ biên: Lí Tinh 李晶

Nam Kinh đại học xuất bản xã, 2007

Previous Post Next Post