Dịch thuật: Khái quát về lễ nghi

 

KHÁI QUÁT VỀ LỄ NGHI 

          Trung Quốc từ thở xa xưa đã chuộng lễ, nổi tiếng trên thế giới là “lễ nghi chi bang” 礼仪之邦. Trung Quốc cổ đại nhân vì có “lễ nghi chi đại, phục chương chi mĩ” 礼仪之大, 服章之美nên có mĩ xưng là Hoa Hạ 华夏. Địa vị trọng yếu của lễ nghi trong lĩnh vực văn hoá truyền thống Trung Quốc không nói mà ai cũng hiểu. Khổng Tử 孔子 nói rằng:

Bất học lễ, vô dĩ lập

不学礼, 无以立

(Không học lễ thì lấy gì để lập thân xử thế)

Câu nói đó đã chứng minh tính trọng yếu của lễ nghi.

          Nghi lễ 仪礼, Chu lễ 周礼, Lễ kí 礼记 không chỉ là kinh điển cần đọc của văn nhân thời cổ mà còn là cơ sở lễ chế của vương triều các đời, có ảnh hưởng sâu rộng đến văn hoá và lịch sử Trung Quốc như mọi người đã rõ. Không phải nghi ngờ gì, muốn hiểu rõ văn hoá Trung Quốc, thì cần phải hiểu rõ văn hoá lễ nghi của Trung Quốc. 

          Trung Quốc là một đất nước lễ nghi được truyền thừa mấy ngàn năm nay, nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Thời kì đỉnh thịnh của nó cũng từng là điển phạm cho thế giới học tập. Nhưng ngày nay chúng ta lại không cách nào nhìn thấy khuyết điểm cùng sự lạc hậu ở phương diện lễ nghi, và dường như không thể sánh với cái đẹp của Hoa Hạ mà trước đây từng có.

          Từ “lễ nghi” 礼仪 do “lễ” và “nghi” tổ thành. Vì thế, muốn giải được “lễ nghi”, trước tiên phải giải thích “lễ” .

          “Lễ” ở các dân tộc khác trên thế giới, nhìn chung chỉ lễ mạo, lễ tiết, còn ở Trung Quốc lại là một khái niệm đặc biệt, có nhiều hàm nghĩa. Đối với “lễ”, người xưa giải thích rất nhiều, quy nạp lại đại để có mấy điểm như sau:

          Thứ 1: Lễ là phép tắc tự nhiên tối cao, là tổng trật tự, tổng quy luật của tự nhiên.

          Phù lễ, thiên chi kinh dã, địa chi nghĩa dã, dân chi hành dã. Thiên địa chi kinh, nhi dân thực tắc chi. Tắc thiên chi minh, nhân địa chi tính, sinh kì lục khí, dụng kì ngũ hành. Khí vi ngũ vị, phát vi ngũ sắc, chương vi ngũ thanh. Dâm tắc hôn loạn, dân thất kì tính. Thị cố vi lễ dĩ phụng chi.

          夫礼, 天之经也, 地之义也, 民之行也. 天地之经, 而民实则之. 则天之明, 因地之性, 生其六气, 用其五行. 气为五味, 发为五色, 章为五声. 淫则昏乱, 民失其性. 是故为礼以奉之.

          (Phàm lễ là quy phạm của trời, chuẩn tắc của đất, chỗ dựa để hành động của dân. Quy phạm của trời đất, dân theo đó mà bắt chước, học theo sự anh minh của trời, dựa theo bản tính của đất, sản sinh lục khí, sử dụng ngũ hành. Khí là ngũ vị, biểu hiện ra ngũ sắc, hiển thị ra ngũ thanh. Quá mức sẽ hôn loạn, dân mất đi bản tính. Cho nên chế định ra lễ để tuân theo)

          Đem sự sinh trưởng, vị trí, trật tự, mối quan hệ tương hỗ của thiên địa vạn vật giải thích là do sự sắp đặt của lễ.

          Thứ 2: Cho rằng lễ là đại cương và căn bản để trị quốc, đặc biệt là chỉ chế độ đẳng cấp của xã hội theo chế độ nô lệ và xã hội phong kiến cùng với những lễ nghi tương quan. Trong Tả truyện - Ẩn Công thập ngũ niên 左传 - 隐公十五年 có ghi:

          Lễ, kinh quốc gia, định xã tắc, tự dân nhân, lợi hậu tự giả dã.

          , 经国家, 定社稷, 序民人, 利后嗣者也.

          (Lễ có thể trị lí quốc gia, ổn định xã tắc, khiến dân có trật tự, có lợi cho con cháu đời sau)

          Trong Quốc ngữ - Tấn ngữ 国语 - 晋语 có câu:

          Phù lễ, quốc chi kỉ dã, quốc vô kỉ bất khả dĩ chung.

          夫礼, 国之纪也, 国无纪不可以终.

          (Phàm lễ là kỉ cương của đất nước, đất nước mà không có kỉ cương thì không thể trường tồn)

          Trong Luận ngữ - Tiên tiến 论语 - 先进:

Vi quốc dĩ lễ (1)

为国以礼

(Dùng lễ để trị lí đất nước)

          Và trong Lễ kí – Lễ khí 礼记 - 礼器:

          Tiên vương chi lập lễ dã, hữu bản hữu văn. Trung tín, lễ chi bản dã. Nghĩa lí, lễ chi văn dã. Vô bản bất lập, vô văn bất hành. Lễ dã giả, hợp vu thiên (2) thời, thiết vu địa tài, thuận vu quỷ thần, hợp vu nhân tâm, lí vạn vật giả dã.

          先王之立礼也, 有本有文. 忠信, 礼之本也. 义理, 礼之文也. 无本不立, 无文不行. 礼也者, 合于天 (2) , 设于地财, 顺于鬼神, 合于人心, 理万物者也.

          (Tiên vương chế định lễ, có tinh thần cơ bản có quy củ nghi thức. Trung tín là tinh thần cơ bản của lễ, nghĩa lí là quy củ nghi thức của lễ. Không có tinh thần cơ bản thì lễ không thể thành lập, không có quy củ nghi thức thì lễ không thể thực hành. Lễ hợp với thiên thời, phối hợp với địa tài, thuận với quỷ thần, hợp với nhân tâm, trị lí vạn vật)

          Thứ 3: “Pháp độ chi thông danh” 法度之通名. Kỉ Vân 纪昀 đời Thanh có nói:

          Cái lễ giả lí dã, kì nghĩa chí đại, kì sở bao giả chí quảng.

          盖礼者理也, 其义至大, 其所包至广.

          (Lễ là lí, nghĩa của nó cực lớn, những gì nó bao hàm cực rộng)

          Pháp luật quốc gia, như lễ nghi pháp thậm chí hành chính pháp đều có thể thông xưng là lễ. Lễ lại phân thành hai phương diện “bản” và “văn” , tức điều mà gọi là “Tiên vương chi lập lễ giả, hữu bản hữu văn”. “Bản” chỉ tinh thần và nguyên tắc, “văn” chỉ hình thức biểu hiện cụ thể của lễ, cũng chính là lễ nghi.

          Tổng hợp mấy điều trên, người thời Tiên Tần xem lễ cao hơn tất cả, cho rằng lễ là quy luật và trật tự thồng nhất thiên địa nhân. Đối với kẻ thống trị mà nói, chỉ cần nắm được lễ, cũng đồng nghĩa với nắm được điều căn bản trị quốc; đối với bách tính mà nói, giữ lễ hợp với điều lễ chính là bổn phận lớn nhất.

Thứ 4: Lễ là “Trung Quốc văn hoá chi tổng danh” 中国文化之总名, cùng với chính trị, pháp luật, tôn giáo, triết học, lễ nghi cho đến văn học, nghệ thuật ... kết thành một chỉnh thể, là đặc trưng căn bản và tiêu chí của văn hoá Trung Quốc. Lễ là căn bản của tất cả. .....

                                                                               (còn tiếp)

Chú của người dịch

1- Trong nguyên tác, ở đây in nhầm là chữ (quá). Tôi theo Độc đổng Khổng Tử 读懂孔子 do Lữ Song Ba 吕双波 và Điền Hồng Giang 田洪江chủ biên sửa lại là chữ (quốc).

2- Trong nguyên tác, ở đây in nhầm là chữ (vô). Tôi theo Lễ kí dịch giải 禮記譯解 do Vương Văn Cẩm 王文錦 dịch giải sửa lại là chữ (thiên).

                                                                 Huỳnh Chương Hưng

                                                                 Quy Nhơn 21/10/2020

Nguồn

TRUNG QUỐC DÂN TỤC VĂN HOÁ TINH TUÝ

中国民俗文化精粹

Chủ biên: Vương Lệ Na 王丽娜

Bắc Kinh: Tuyến trang thư cục, 2016.

Previous Post Next Post