THUỶ TỔ NGƯỜI CHU
– NÔNG NGHIỆP KHỞI GIA

Trong
truyền thuyết mang đậm màu sắc Nho gia này, không có chồng mà sinh con, tuy có mối quan hệ đặc biệt với người khổng
lồ, vẫn không được hoan nghinh lắm. Thế là Khương Nguyên bèn đem đứa bé đó vất
bỏ đi. Nhưng, bất luận là đem vất bỏ ở những nơi hiểm ác như trong núi sâu rừng
rậm, trên sông đã kết băng, đứa bé vẫn có được sự bảo hộ ngoài ý muốn. Đến lúc
đó, Khương Nguyên mới ngẫm được “thiên ý”, từ đó nhận định đứa bé này là thần đồng,
nên quyết định nuôi dưỡng thành nhân. Nhân vì trải qua vất bỏ mà không thành,
bèn đặt tên cho đứa bé là “Khí” 弃 (vất bỏ).
Ông Khí
từ lúc sinh ra đã chịu nhiều gian nan, đồng thời lộ trình trưởng thành cũng
không bằng phẳng. Ông đặc biệt để ý việc cày cấy của thường dân, lại thêm mẫu
thân ra sức giáo dưỡng, cuối cùng đã khiến ông có được tài năng đặc biệt, tức
giỏi về việc gieo trồng, trong đó chủ yếu là lúa mạch và lúa tắc. Cách nói
trong truyền thuyết là thời Đế Nghiêu 帝尧, ông Khí đảm nhiệm
chức Nông sư 农师, chủ quản nông nghiệp của đất nước. Nhân vì có thành
tích nổi bật, thời Đế Thuấn 帝舜 được phong ở đất Thai 邰 (Vũ Công 武功 Thiểm Tây 陕西), lấy tính là Cơ thị
姬氏, hiệu là “Hậu Tắc” 后稷 (“hậu” 后 có
nghĩa là “đại” 大 (lớn), “tắc” 稷 là một loại thực
vật), đại khái là quan hiệu của nông quan. Rõ ràng, ông Khí trong truyền thuyết
vượt đến hai đời Đế Nghiêu và Đế Thuấn, rất khó nói có độ tin cậy cao. Nhưng, nếu
chúng ta tập trung chú ý về phương diện truyền thống nông nghiệp của dân tộc
Trung Hoa, có thể xem truyền thuyết ông Khí là tượng trưng cho việc người Trung
Quốc coi trọng sự phát triển nông nghiệp.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 03/9/2020
Nguyên tác Trung văn
周人的始祖 - 农业起家
Trong quyển
ĐỒ VĂN TRUNG QUỐC THÔNG SỬ
图文中国通史
(tập Sử tiền sử - Chiến quốc)
Chủ biên: Triệu Hướng Tiêu 赵向标
Tân Cương nhân dân xuất bản xã, 2002.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật