DANH Y BIỂN THƯỚC
Biển
Thước 扁鹊 (1) vốn tên là Tần Việt Nhân 秦越人.
Y thuật của ông vô cùng cao minh, cho nên người đời sau gọi người có y thuật
cao minh là Biển Thước, qua một thời gian dài, tên thật của ông bị người đời
quên mất.
Theo
truyền thuyết, y thuật của Biển Thước rất cao, ông có thể thông qua vọng, văn,
vấn, thuyết mà tìm ra các tạp chứng nghi nan. Có một lần Biển Thước tại nước Tề
gặp Tề Hoàn Công 齐桓公, nhìn thấy sắc mặc của Tề Hoàn Công, liền nói:
- Ngài hiện đang có bệnh, nhưng không nghiêm
trọng lắm.
Tề Hoàn
Công nghe qua có chút giận, phản bác lại rằng:
- Ta khoẻ như thế này, sao có thể có bệnh được?
Biển
Thước không nói gì, bỏ đi.
Qua 5
ngày sau, Biển Thước lại gặp Tề Hoàn Công, liền nói:
- Hiện bệnh của ngài đã đến ruột và bao tử rồi,
mau chữa trị đi.
Tề Hoàn
Công lắc đầu không để ý.
Qua 5
ngày nữa, Biển Thước thấy Tề Hoàn Công, quan sát một lúc mới nói:
- Bệnh của ngài đã lan đến ngũ tạng lục phủ rồi,
nếu không chữa trị, e rằng nguy hiểm.
Tề Hoàn
Công lần này rất giận, trừng mắt nhìn Biển Thước và nói to rằng:
- Ta không có bệnh, ngươi không nên cứ gặp ta
là mắng ta không khoẻ.
Biển
Thước cất tiếng than rồi bỏ đi.
Lại qua
5 ngày nữa, Biển Thước gặp Tề Hoàn Công trên đường, lần này ông không nói gì,
chỉ cúi đầu bỏ đi. Có người hỏi Biển Thước sự tình. Biển Thước nói rằng:
- Lần đầu tiên chỉ cần uống thuốc thì có thể
chữa trị khỏi, lần thứ hai, chỉ cần châm cứu là được, lần thứ ba tuy khó, nhưng
cũng còn có cách, nhưng lần cuối cùng này đến thần tiên cũng không thể cứu được.
Quả
nhiên, 5 ngày sau, bệnh của Tề Hoàn Công phát tác, Tề Hoàn Công sai người đi mời
Biển Thước, nhưng Biển Thước đã rời đi từ rất sớm.
Chú của người
dịch
1- Biển Thước 扁鹊: Không rõ năm
sinh năm mất, tính là Cơ 姬, thị là Tần 秦, danh là Việt Nhân 越人,
danh y thời Xuân Thu Chiến Quốc, người Mạo quận 鄚郡 (nay là trấn Mạo
Châu 鄚州) Bột Hải 渤海. Biển Thước từng cư
trú ở Cửu Tiên động 九仙洞 (còn
gọi là Tần Việt Nhân động 秦越人洞), tại Bồng Thước
sơn 蓬鹊山 (thông xưng Bồng sơn 蓬山 và Thước sơn 鹊山) ở Trung Khâu 中丘 (Nội Khâu 内丘). Ông theo học với Trường Tang Quân 长桑君, được thầy truyền dạy hết y thuật cấm phương, uống nước
‘Thượng Trì’ 上池 trên
đỉnh núi, tu được y thuật cao siêu. Ban đầu, ông chữa trị khỏi chứng bất tỉnh
đã 5 ngày của Triệu Giản Tử 赵简子, Triệu Giản Tử ban
cho ông 4 vạn mẫu ruộng ở Bồng Thước sơn, ông có được thực ấp. Nhân vì phía trên
động phủ của Biển Thước ở đầu Bồng Thước sơn có tảng đá hình dạng con chim thước
như đang muốn bay, và tảng đá hình người thần kì như đang nhìn thiên hạ, người
nước Triệu xem Tần Việt Nhân là chim Hỉ thước cát tường nên tôn xưng ông là “Biển
Thước” 扁鹊, tức “tại Triệu tên Biển Thước”. Sau này Biển Thước đến
nước Quắc 虢, chữa được “thi quyết chứng” 尸厥症 (*) cho thái tử, khiến thái tử khởi tử hồi sinh. Thái tử
cám ơn rời bỏ đất nước đến Bồng Thước sơn theo Biển Thước học y, vào núi hái
thuốc. Biển Thước tại Hàm Dương 咸阳 bị Thái y nước Tần là Lý Ê 李醯 đố kị sát hại.
Người nước Triệu chẳng quản đường xa ngàn dặm đến Hàm Dương gói lấy thủ cấp của
ông đem về táng dưới núi. Người ta đem Tiều Tử thôn 焦子村 và Lang Gia
trang 郎家庄 hợp
lại làm một đổi tên là “Thần Đầu thôn” 神头村.
Từ đó lập miếu đời đời thờ phụng.
*- Thi quyết chứng
尸厥症: tức chứng bệnh đột nhiên hôn mê bất tỉnh, người bị hô hấp rất yếu, mạch
đập cực nhỏ hoặc không thấy mạch đập, mới nhìn tưởng như đã chết, nhưng quan
sát kĩ có thể kịp thời cứu chữa.
Một tư
liệu khác cho rằng:
Biển
Thước nguyên tên là Tần Việt Nhân 秦越人, người đất Mạo 鄚 quận Bột Hải (nay là trấn Mạo Châu鄚州 phía bắc Nhậm Khâu 任丘 Hà Bắc 河北). Nhân y thuật cao siêu, đậm màu sắc truyền kì, lại
khiến mọi người kính phục về y đức cao thượng, thế là mọi người bèn lấy thần y
Biển Thước thời thượng cổ trong truyền thuyết để gọi ông. Lâu dần, tên Biển Thước
phổ biến, tên gốc Tần Việt Nhân lại rất ít người biết đến.
(Trương
Tráng Niên张壮年, Trương Dĩnh Chấn张颖震 “Trung Quốc nhân danh đích cố sự” 中国人名的故事. Sơn Đông hoạ
báo xuất bản xã, 2005, trang 44)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 16/9/2020
Nguyên tác Trung văn
DANH Y BIỂN THƯỚC
名医扁鹊
Trong quyển
BÁCH GIA TÍNH
百家姓
Biên soạn: Triệu Dương 赵阳
Cát Lâm Đại học xuất bản xã, 2005
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật