THẤT TỊCH BỊ XEM NHẦM LÀ “TÌNH NHÂN TIẾT”
CHUYÊN GIA CHO RẰNG PHẢI XEM LÀ “NỮ NHI
TIẾT”
Lời dẫn:
Dân tục học gia nổi tiếng Tề Thủ Thành 齐守成 cho biết, xem “Thất tịch tiết” 七夕节 là “Trung Quốc Tình nhân tiết” 中国情人节 đó là sự nhầm lẫn đối với Thất tịch tiết.
Sự thực, “Trung Quốc Tình nhân tiết” quả thực là có, nhưng không phải là Thất tịch,
mà là “Nguyên tiêu tiết” 元宵节 ngày rằm
tháng Giêng, tức “Thượng nguyên tiết” 上元节.
Tương
truyền ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch là ngày Ngưu Lang 牛郎
Chức Nữ 织女tương ngộ. Cho nên rất nhiều người đã đem Thất tịch
xem là “Trung Quốc Tình nhân tiết”. Nhưng Dân tục học gia nổi tiếng Tề Thủ
Thành khi tiếp xúc với kí giả báo giới cho biết xem “Thất tịch tiết” 七夕节 là
“Trung Quốc Tình nhân tiết” 中国情人节 đó là sự nhầm lẫn đối với Thất tịch tiết.
Tề Thủ
Thành giới thiệu, “Thất tịch tiết” còn gọi là “Khất xảo tiết”, khởi nguyên rất
sớm từ đời Hán. Tiết tục là phơi kinh sách và phơi y phục, hướng đến hai ngôi
sao khấn nguyện “khất xảo”. Tề Thủ Thành
cho rằng, nếu đem Thất tịch tiết phú cho cách nói thông tục, thì phải nói là
“Trung Quốc Nữ nhi tiết” 中国女儿节. Tề Thủ Thành
giải thích, Trong lịch sử, vào hôm “Thất tịch tiết”, các cô gái chưa xuất giá
nhất định phải tay cầm chỉ màu, cầu xin trong tương lai mình sẽ được khéo tay như Chức
Nữ. Nhân đó, “Thất tịch tiết” là lễ tiết cổ đại mà các cô gái rất coi trọng. Tại
vùng đông bắc, hoạt động truyền thống vào hôm Thất tịch tiết là các cô gái dùng
chỉ màu xâu kim thêu hoa, so tài xem thử đường chỉ thêu của ai đẹp, đồng thời
bày cúng phẩm hoa quả cầu xin được khéo tay.
Sở dĩ xã
hội hiện nay đem Thất tịch tiết xem nhầm là “Tình nhân tiết”, theo Tề Thủ
Thành, khả năng bắt nguồn từ câu chuyện ái tình lãng mạn về Ngưu Lang và Chức
Nữ.
Sự thực,
“Trung Quốc Tình nhân tiết” quả thực là có, nhưng không phải là Thất tịch, mà
là “Nguyên tiêu tiết” 元宵节 ngày rằm tháng Giêng, tức “Thượng nguyên tiết” 上元节. Tề Thủ Thành giải thích, theo truyền thống dân gian
Trung Quốc, đêm trăng tròn đầu tiên của một năm, mọi người thắp đèn ra khỏi nhà
thưởng trăng, đốt pháo hoa. “Thời cổ, chịu ảnh hưởng tư tưởng phong kiến, phụ nữ
đều “đại môn bất xuất, nhị môn bất mại” 大门不出, 二门不迈 (cổng ngoài không ra, cửa trong không bước tới), nếu
xuất đầu lộ diện là không giữ lễ tiết. Chỉ có ngày rằm tháng Giêng mới có thể
ra khỏi nhà tham dự hoa đăng. Vào ngày này thiếu niên thiếu nữ mới có thể gặp
nhau, bày tỏ tình yêu. Cho nên, rằm tháng Giêng mới là ‘Trung Quốc Tình nhân tiết’
chân chính.”
Tề Thủ
Thành cho rằng, hiện nay rất nhiều thương gia xem Thất tịch tiết là Tình nhân
tiết, tiến hành quảng bá thương hiệu, rất nhiều thanh niên xem Thất tịch tiết
là Tình nhân tiết, cách làm này không những không có lợi cho việc bảo hộ lễ tiết
truyền thống, mà còn uốn cong nội hàm văn hoá của lễ tiết truyền thống. Giới
truyền thông cũng cần phải tuyên truyền nội hàm văn hoá lễ tiết truyền thống,
có sự chỉ dẫn chính xác đối với lễ tiết truyền thống. Thất tịch tiết sở dĩ được
xếp vào danh mục di sản văn hoá phi vật chất quốc gia chính là bởi vì nó là lễ
tiết mang sắc thái đặc sắc Trung Quốc.
Huỳnh Chương Hưng
Nguồn
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật