LOI THOI BỜ LIỄU MẤY CÀNH DƯƠNG QUAN (1502)
Dương Quan 陽關: vào thời cổ là cửa ngõ trọng yếu thông đến Tây vực, ở
phía nam Đôn Hoàng 敦煌 tỉnh
Cam Túc 甘肅 ngày
nay. Dương Quan thường được dùng phiếm chỉ nơi xa, hoặc nơi tiễn biệt.
Dương Quan ở đây hàm nghĩa tiễn
biệt, xuất xứ từ bài “Vị Thành khúc” 渭城曲của Vương Duy 王維thời Đường, bài này còn có tiêu đề khác là Tống Nguyên Nhị sứ An Tây 送元二使安西.
Vị Thành triêu vũ ấp khinh trần
Khách xá thanh thanh liễu sắc tân
Khuyên quân cánh tận nhất bôi tửu
Tây xuất Dương Quan vô cố nhân
渭城朝雨浥輕塵
客舍青青柳色新
勸君更盡一杯酒
西出陽關無故人
(Sáng sớm nơi Vị Thành, một trận mưa xuân làm ướt cả bụi
Nơi quán khách, hàng liễu xanh dường như đã tươi hơn
Mời anh hãy cạn thêm một chén rượu nữa
Bởi ra khỏi Dương Quan sẽ không còn gặp bạn)
Bài thơ này Vương Duy sáng tác
lúc tiễn bạn là Nguyên Nhị 元二 đi đến An Tây Về sau bài thơ được phổ vào nhạc để hát,
với tên là “Dương Quan tam điệp” 陽關三疊hoặc “Vị Thành
khúc” 渭城曲. Người ta thường dùng “Dương Quan tam điệp” hoặc
Dương Quan khúc” để chỉ sự tiễn biệt.
Sông Tần một
dải xanh xanh
Loi thoi bờ
liễu mấy cành Dương Quan
(“Truyện Kiều” 1501 - 1502)
Dương quan: Một cửa ải xưa ở tỉnh Cam Túc. Vương Duy có câu:
“Tây xuất Dương Quan vô cố nhân” nghĩa là “Bạn đi về phía tây ra cửa Dương Quan
không có người quen” do đó chữ Dương Quan chỉ sự tiễn biệt nhau.
(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội – 1989)
Trong “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích,
ghi rằng:
Vương Duy tống biệt thi: Tây xuất Dương quan
vô cố nhân, nhân thử hữu Dương quan tam điệp khúc.
王維送別詩: 西出陽關無故人, 因此有陽關三壘
(Thơ Tống
biệt của Vương Duy: Đất Dương quan ở bên tây không có ai là người cũ, sau nhân
thế có làm khúc hát Dương quan ba nhịp)
(Sài Gòn: nxb Sống Mới,
1960)
Xét: Trong “Kim Vân
Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích đã in nhầm chữ
“điệp” 疊 thành
chữ “luỹ” 壘.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 25/8/2020
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật