“LẬP HOÀNG ĐẾ” LƯU CẨN
Lưu Cẩn
刘瑾 sinh trưởng trong một gia đình bình thường ở Hưng
Bình 兴平 Thiểm Tây 陕西, từ nhỏ đã tịnh
thân, vốn họ Đàm 谈, nhân vì đến nương nhờ trấn thủ Thái thú Lưu Thuận 刘顺 làm
con nuôi nên đổi sang họ Lưu 刘, nhập cung khoảng đầu
niên hiệu Thiên Thuận 天顺đời Minh Anh Tông 明英宗.
Trong
cung, Lưu Cẩn rất ngưỡng mộ điệu bộ của hoạn quan Vương Chấn 王振 thời Anh Tông 英宗.
Lưu Cẩn thời thiếu niên và thanh niên ra sức câu kết với những kẻ có quyền thế
để mưu cầu tư lợi, học cách quan sát lời nói và sắc mặt của người khác, theo thời
cơ mà hành sự, bên ngoài thì vâng dạ nhưng bên trong thì ngầm chống lại, có
hàng loạt bản lĩnh khiêu khích lí gián. Tháng 3 năm Hoằng Trị 弘治 thứ
5 đời Hiếu Tông 孝宗 (năm
1492), ông được hoạn quan Lí Quảng 李广 tiến cử, trở thành
thị thần của hoàng thái tử Chu Hậu Chiếu 朱厚照. Lưu Cẩn mọi việc đều cẩn thần, tìm cách tranh thủ sự
vui lòng của thái tử. Thái tử Chu Hậu Chiếu và
Hiếu Tông đều có cảm tình với Lưu Cẩn.
Năm Hoằng
Trị thứ 18 (năm 1505), Hiếu Tông bệnh và qua đời, thái tử Chu
Hậu Chiếu kế vị, đó là Vũ Tông 武宗. Chu ng
quanh Vũ Tông có 8 thái giám có ảnh hưởng lớn nhất, tức Mã Vĩnh Thành 马永成, Cao Phụng 高凤, La Tường 罗祥, Nguỵ Bân 魏彬, Khâu Tụ 丘聚, Cốc Đại Dụng 谷大用,
Trương Vĩnh 张永 và
Lưu Cẩn 刘瑾, mọi người gọi là “bát hổ” 八虎,
Lưu Cẩn đứng đầu trong “bát hổ”.
“Bát hổ”
dùng nhiều cách vui chơi để quyến dụ Vũ Tông, hằng ngày dâng lên Vũ Tông chim
nhạn, chó, ca vũ, đấu vật ... lại dẫn Vũ Tông vi phục rời khỏi cung, khiến Vũ
Tông chịu sự khống chế của họ. Thủ đoạn bò lên cao của Lưu Cẩn là giúp hoàng đế
vui chơi, thoả mãn yêu cầu tầm hoan tác lạc của Vũ Tông. Vũ Tông ham thích vui
chơi hưởng lạc, cảm thấy bọn Lưu Cẩn xứng với tâm ý của mình nên vô cùng sủng
tín bọn họ. Hằng ngày Lưu Cẩn sắp xếp cho Vũ Tông những việc vui chơi, đợi khi
Vũ Tông hưng phấn, mới đem những tấu chương của các đại thần dâng cho Vũ Tông
phê duyệt. Vũ Tông khó chịu nói rằng:
- Trẫm cần các khanh làm việc gì? Những việc nhỏ đó lại để trẫm đích thân
xử lí?
Nói xong liền đem tấu chương
giao cho Lưu Cẩn. Từ đó, bất luận việc lớn nhỏ, Lưu Cẩn đều không dâng tấu.
Tài của
Lưu Cẩn cao hơn mấy người kia, nhất là lúc ăn nói, giỏi giảo biện, là đặc điểm
của Lưu Cẩn, khiến Lưu Cẩn sau này trong chốn quan trường như cá gặp nước. Một
đặc điểm khác của Lưu Cẩn đó là ông ta có sự ham muốn quyền lực rất mạnh. Những
đàn hặc của quần thần đã tạo cơ hội cho ông. Ông nói với các hoạn quan rằng:
- Nếu Cẩn này làm Tư lễ 司礼, thì có thể
khiến khoa đạo (1) ngậm miệng, văn thần vòng tay.
Lưu Cẩn từng nói với Vũ Tông:
- Thời Hoằng Trị, quyền hành trong triều đều trong tay Tư lễ giám 司礼监, những gì Nội các nắm giữ, chẳng qua chỉ là hư danh.
Các quan như trấn thủ, phân thủ, thủ bị trong thiên hạ đều do quan Tư lễ giám cử
dụng, ăn nhiều hối lộ. Nếu bệ hạ không tin, chỉ
cần khám xét thái giám giữ ấn của Tư lễ giám, vàng bạc có thể đẩy cả ba
gian phòng. Nếu triệu nội thần trấn thủ
trong thiên hạ về, nhậm dụng nhóm người khác, bảo họ chuẩn bị mỗi người một hai
vạn lượng dâng lên tạ ơn thì hơn cả Tư lễ giám.
Thế là Lưu Cẩn dần có được sự
sủng ái và tín nhiệm của Vũ Tông, Vũ Tông xem Lưu Cẩn là tâm phúc.
Sau khi
Lưu Cẩn có đủ vây cánh, quyền thế không ngừng lớn mạnh, hoàn toàn khống chế triều
chính. Một tay ông ta vun bối thân tín dốc lòng ra sức cho ông. Đại học sĩ chủ
quản Nội các là Tiêu Phương 焦芳 gọi Lưu Cẩn là “thiên tuế” 千岁,
tự mình xưng “môn hạ” 门下, phàm tấu chương tấu
nghĩ xuất từ Nội các đều hoàn toàn tuân tùng ý chỉ của Lưu Cẩn. Các loại công
văn đều xưng “Lưu thái giám” 刘太监 mà không dám gọi tên của ông. Tấu chương của Đô sát viện,
gọi thẳng tên Lưu Cẩn, không gọi “Lưu thái giám”, Lưu Cẩn sau khi xem qua nổi
trận lôi đình, Đô ngự sử nghe tin vội dẫn thuộc hạ đến phủ Lưu Cẩn quỳ phục thỉnh
tội Lưu Cẩn mới miễn trừng trị.
Tháng
10 năm Chính Đức 正德nguyên niên (năm 1506), cung đình nội ngoại bạo phát một
trận đấu tranh kịch liệt, đại thần ngoại triều muốn trừ khử “bát hổ”. Các quan ở
Nội các, bộ viện, khoa đạo tấp nập dâng lời. Vũ Tông nhìn thấy những tấu chương
này vô cùng kinh hãi. Vũ Tông phái quan liêu ngoại triều liên hệ cùng Nội các,
thương nghị tìm cách xử trí nhóm hoạn quan Lưu Cẩn. Quan liêu ngoại triều cho rằng
thời cơ xử trí “bát hổ” đã đến tay. Lưu Cẩn nghe được tin, đại kinh thất sắc,
liền triệu tập 7 người kia ngay trong đêm đến trước mặt Vũ Tông khóc lóc cầu
xin. Vũ Tông đã quyết định ngược lại, không những không nghe những lời can gián
của các đại thần mà còn cất nhắc Lưu Cẩn làm Tư lễ giám, lại để 2 đồng đảng của
Lưu Cẩn lần lượt đảm nhiệm chức Đề đốc Đông xưởng 东厂 và Tây xưởng 西厂, biếm thái giám Vương Nhạc 王岳 – người ủng hộ
Nội các đến “tịnh quân” 净军 (2) Nam
Kinh 南京, cục diện chỉ trong một đêm đã thay đổi một cách bất
ngờ.
Tháng 3
năm Chính Đức thứ 2 (năm 1507), Lưu Cẩn lệnh cho quần thần quỳ tại cầu Kim Thuỷ
金水, tuyên bố danh sách gian đảng. Liệt vào gian đảng có
nhóm của Đại học sĩ Lưu Kiện 刘健 mấy chục người, thêu dệt tội trạng là “cùng nhau tương
thông, xuyên tạc đây đó, khúc ý a phụ, tạo thành bè đảng”. Tuyên thị gian đảng,
đem những ai nghịch với mình trục xuất khỏi vũ đài chính trị. Bắt quần thần quỳ
nghe chiếu gây nên cảm giác áp chế bức hiếp càng lớn trong tâm lí họ. Đó là một
bước lớn mà Lưu Cẩn gây dựng quyền uy... (còn tiếp)
Chú của người
dịch
1- Khoa đạo 科道: Thời Minh
Thanh, tổng xưng Lục khoa Cấp sự trung cùng 13 đạo Giám sát ngự sử của Đô sát
viện.
2- Tịnh quân 净军: tức “tịnh thân
quân đội”, đội quân tổ thành từ thái giám.
Huỳnh Chương Hưng
Nguồn
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật