TRƯỚC HÀM SƯ
TỬ GỬI NGƯỜI ĐẰNG LA (1350)
Trước hàm sư tử: lấy tích từ Liễu Thị,
người vợ hay ghen của Trần Tháo.
Trong Dung
Trai tam bút – Trần Quý Thường 容斋三笔 - 陈季常của Hồng Mại 洪迈 đời
Tống có thuật câu chuyện:
Trần Tháo 陈慥, tự Quý Thường (季常),
rất hiếu khách, trong nhà thường có con hát. Vợ Trần Tháo là Liễu thị (không rõ tên, dân gian thường gọi
là Liễu Nguyệt Nga - 柳月娥) rất hay ghen. Trần
Tháo lại sợ vợ nên Đông Pha 东坡 có làm thơ chế giễu.
Long Khâu cư sĩ diệc khả liên,
Đàm không thuyết hữu dạ bất miên.
Hốt văn Hà Đông sư tử hống,
Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên.
龍丘居士亦可憐
談空說有夜不眠
忽聞河東獅子吼
拄杖落地心茫然
(Long khâu Cư sĩ thật là đáng thương,
Đàm không thuyết hữu có thể suốt cả đêm không ngủ.
Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống,
Cây gậy cầm trong tay rơi xuống đất lòng kinh hãi.)
(“Thành
ngữ đại từ điển” Bắc Kinh - Thương vụ ấn thư quán Quốc tế hữu hạn công ti,
2004)
Liễu Thị người Hà Đông 河东, về sau người ta dùng thành ngữ Hà Đông sư hống 河东狮吼để ví người đàn bà hung hãn, hay ghen.
Đằng la 藤蘿: tên một loại
thực vật dây leo. Ở đây mượn dùng để chỉ thân phận vợ lẽ.
Thế trong dù
lớn hơn ngoài
Trước hàm sư
tử, gửi người đằng la
(“Truyện Kiều” 1349 – 1350)
Hàm sư tử: Truyền đăng lục kể chuyện Trần Tháo có người vợ họ Liễu
rất dữ, khách đến chơi hay nghe mắng chồng. Tô Đông Pha làm thơ đùa có câu: “Hốt
văn Hà Đông sư tử hống, Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên”. Nghĩa là: Bỗng nghe
sư tử Hà Đông gầm, Gậy chống buột rơi khỏi tay, lòng hoang mang”. Hàm sư tử do
đó chỉ uy thế của người vợ cả.
Đằng la: Đằng là cây mây, la là tên một loại cây leo. Đằng la
chỉ loại cây leo như người vợ phải bám vào chồng trong địa vị vợ lẽ.
(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội – 1989)
Trong “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích,
ghi rằng:
Nam sử: Trần quý Thường thê Liễu thị hãn,
khách chí hoặc văn đố mạ thanh, Đông
Pha dĩ thi hí vân: hốt kiến Hà đông sử tử hống, trụ trượng lạc thủ tâm mang
nhiên.
南史: 陳季常妻柳氏悍客至或聞詬罵聲東坡以詩戲云忽見河東獅子吼柱杖落手心茫然
(Sách
Nam sử: Vợ ông Trần quý Thường là họ liễu ghen lắm, khách đến chơi hoặc có khi
nghe thấy tiếng gắt mắng. Ông Đông Pha có bài thơ bỡn rằng: Chợt nghe sư tử đất
Hà đông rống, chống gậy buột tay lòng hoảng hốt)
Đây đằng la chỉ nghĩa bóng là
con hầu, vợ lẽ.
(Sài Gòn: nxb Sống Mới,
1960)
Xét: Bản “Kim Vân Kiều”
của Bùi Khánh Diễn, câu 1350 phần chú giải, ở chữ Hán là chữ 詬 (cấu),
ở phiên âm là chữ (đố), chữ "trụ" bộ "mộc".
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 23/7/2020
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật