Dịch thuật: Trà với cuộc sống thường ngày


TRÀ VỚI CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY

          Trà khởi nguồn ở Trung Quốc, có lịch sử lâu đời, lời tục nói rằng:
          Khai môn thất kiện sự,: sài, mễ, du, diêm, tương, thố, trà.
          开门七件事: , , , , , ,
          (Mở cửa ra là bảy việc, củi, gạo, dầu, muối, tương, giấm, trà)
          Trà sớm đã được bách tính liệt vào nghề nông, là vị thuốc ôn hoà và là thức uống khang kiện cần phải có trong cuộc sống thường ngày.
          Từ khu vực biên cương Mông Cổ, Tây Tạng mà nói, từ rất sớm đã có câu nói lưu hành:
          Ninh khả nhất nhật vô thực, bất khả nhất nhật vô trà, nhất nhật vô trà tắc trệ, tam nhật vô trà tắc bệnh.
          宁可一日无食, 不可一日无茶, 一日无茶则滞, 三日无茶则病.
          (Thà một ngày không ăn, chứ không thể một ngày không uống trà, một ngày mà không uống trà thì tì vị bất hoà, ăn uống không tiêu, ba ngày mà không uống trà sẽ sinh bệnh)
          Khoảng niên hiệu Nguyên Hựu 元祐đời Triết Tông 哲宗 thời Bắc Tống (năm 1089), trong quyển Trích lộ mạn lục 滴露漫录 cũng có ghi chép:
          ..... Dĩ kì tinh nhục chi thực, phi trà bất tiêu; thanh khoa chi nhiệt, phi trà bất giải.
          ..... 以其腥肉之食, 非茶不消, 青稞之热, 非茶不.
          (..... Vị tanh của thức ăn, không có trà sẽ không tiêu mất, cái nóng của lúa đại mạch, không có trà sẽ không giải)
          Theo nghiên cứu hiện nay, đã biết trà có hiệu năng phân giải mỡ, giúp tiêu hoá. Đặc biệt trong trà có chứa một chất có công năng kích thích nước bọt, sinh tân chỉ khát. Lại thêm trong trà có nhiều loại vitamin, những thứ đó đều cần thiết cho người Mông Cổ, Tây Tạng sống trên cao nguyên khí hậu khô nóng, lấy thịt làm món ăn chính. Trà có công hiệu gây hưng phấn, giải rượu, lợi tiểu, trợ tim, dưỡng mắt, bảo vệ răng, sát khuẩn, tiêu viêm v.v... sớm từ đời Nguỵ (năm 221 – năm 263) đã có ghi chép trong Quảng nhã 广雅 của Trương Tiếp 张楫.
          Theo Bản thảo kinh 本草经  ghi chép: 
          Thần Nông thường bách thảo, nhật ngộ thất thập nhị độc, đắc trà nhi giải chi.
          神农尝百草, 日遇七十二毒, 得茶而解之.
          (Thần Nông nếm trăm loại cỏ, trong một ngày gặp 72 loại độc, nhờ có trà đã giải được)
Nếu Bản thảo kinh do Nho sinh thời Chiến Quốc hoặc thời Hán trứ thuật thì nó cách nay đã hơn hai ngàn năm.
          Theo ghi chép trong Thượng thư – Cố mệnh thiên 尚书 - 顾命篇:
          Vương, tam túc, tam tế, tam sá. 
          , 三宿, 三祭, 三诧
          (Vương tiến lên 3 lần, tế tửu 3 lần, điện tửu 3 lần)
          Chữ (sá) trong “tam sá” 三诧 ở đây là giả tá của chữ (trà). Có thể thấy Trung Quốc từ thời thượng cổ, tức thế kỉ 11 trước công nguyên là thời đại của Chu Thành Vương 周成王 (năm 1104 – năm 1102 trước công nguyên) đã lấy trà thay rượu dùng trong tế tự, dùng làm thuốc.
          Và đến lúc nào bắt đầu buôn bán trà, theo ghi chép trong Đồng ước 僮约 do Vương Bao 王褒 ở Tứ Xuyên 四川 viết vào năm thứ 3 niên hiệu Thần Tước  神爵đời Hán Tuyên Đế 汉宣帝 (năm 59 trước công nguyên):
          Vũ Dương mãi trà, ..... phanh trà đãi khách ..... chử trà tận cụ ....
          武阳买茶 ..... 烹茶待客 ..... 煮茶尽具.
          (Vũ Dương mua trà ..... pha trà đãi khách ..... rửa sạch dụng cụ trước khi nấu trà)
          Theo khảo chứng của họ Hoàng , Vũ Dương 武阳 tức trấn Song Giang 双江 cách 5 cây số về phía đông huyện thành Bành Sơn 彭山 tỉnh Tứ Xuyên 四川 hiện nay.

                                                                        Huỳnh Chương Hưng
                                                                        Quy Nhơn 12/6/2020

Nguyên tác Trung văn
TRÀ DIỆP DỮ NHẬT THƯỜNG SINH HOẠT
茶叶与日常生活
Trong quyển
TRUNG QUỐC TRÀ VĂN HOÁ
中国茶文化
Tác giả: Kha Thu Tiên 柯秋先
Trung Quốc Kiện Tài công nghiệp xuất bản xã, 2006
Previous Post Next Post