DUYÊN HỘI NGỘ, ĐỨC CÙ LAO (601)
“Cù lao”: xuất xứ từ bài “Lục nga” 蓼莪 phần “Tiểu
Nhã” 小雅trong “Kinh Thi”, ví công lao khó nhọc của cha mẹ nuôi con, cũng nói là
“cù lao chi đức” 劬勞之德.
Từ bài Lục nga này, có thành ngữ “cửu
tự cù lao” 九字劬勞 tức
“chín chữ cù lao” gồm : sinh 生, cúc 鞠, phủ 拊, súc 畜, trưởng 長, dục 育, cố 顧, phục 復, phúc 腹.
.........
Ai ai phụ mẫu
Sinh ngã cù lao
...............
Phụ hề sinh ngã
Mẫu hề cúc ngã
Phủ ngã súc ngã
Trưởng ngã dục ngã
Cố ngã phục ngã
Xuất nhập phúc ngã
Dục báo chi đức
Hạo thiên võng cực
....................
Xót thương thay cho cha mẹ
Đã cực nhọc sinh ra ta
...........................
Cha truyền hơi khí sinh ta
Mẹ mang nặng đẻ ta
Vỗ về nuôi nấng ta
Dưỡng ta đến lớn và ấp ủ ta
Đã đi thường quay trở lại để trông chừng ta
Đi ra đi vào bồng ẵm ta vào lòng
Muốn lấy đức báo đền lại
Thì ân nghĩa của cha mẹ to tát như trời rộng vô cùng
(Theo Tạ Quang Phát “Kinh Thi”, tập 2)
Duyên hội ngộ, đức cù lao
Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn
(“Truyện
Kiều” 601- 602)
Công lao khó nhọc của cha mẹ nuôi con, do chữ Hán (cù
lao chi đức), cù là khó nhọc, lao là vất vả.
Nhớ ơn chín chữ cao sâu
Một ngày một ngã bóng dâu tà tà
(“Truyện
Kiều” 1253 - 1254)
Chín chữ cao sâu: tức là chín
chữ chỉ cái ơn của cha mẹ: sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (nuôi nấng),
trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (tuỳ tính mà dạy),
phúc (che chở). Chữ trong Kinh Thi.
(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 1989)
(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 1989)
Trong “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích,
ghi rằng:
Thi Tiểu nhã Lục nga:
Phụ hề sinh ngã, mẫu hề cúc ngã, trưởng ngã, dục ngã, cố ngã, phục ngã, xuất nhập
phúc ngã., dục báo chi đức, hiệu thiên võng cực.
詩小雅蓼莪: 父兮生我母兮鞠我拊我畜我長我育我顧我復我出入腹我欲報之德昊天罔極
(Kinh thi: Thiên Tiểu nhã, thơ Lục nga: cha sinh ta, mẹ cho
ta bú, ẵm ta, nuôi ta, mong cho ta lớn, nuôi ta, trông nom ta, săn sóc ta, ra
vào nâng niu ta, muốn báo đức ấy, cao thâm như trời không có cùng. Thế là cửu tự
cù lao).
(Sài Gòn: nxb Sống Mới, 1960)
Xét: Bản “Kim Vân Kiều”
(Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích, và trong “Tư liệu Truyện
Kiều - Bản Duy Minh Thị 1872” do GS Nguyễn
Tài Cẩn phiên Nôm, câu 602 là:
CHỮ tình CHỮ hiếu bên nào nặng hơn
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 03/5/2020
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật