Dịch thuật: Phong thiện và thiện nhượng

PHONG THIỆN VÀ THIỆN NHƯỢNG

1- Ý nghĩa ban đầu của phong thiện
          Trong Sử kí 史记 Phong thiện thư 封禅书, theo Quản Tử 管子, đế vương các đời thay họ xưng vương đều đến Thái sơn 泰山cử hành đại điển phong thiện. Hết thảy đều nhân vì Phục Hi 伏羲 cử hành lễ đó tại nơi này đầu tiên.
          Nhưng “phong thiện” ý nghĩa ban đầu là gì?
          Phong thiện chính là tế (long), hướng đế tổ tiên báo cáo, cầu tổ tiên phù hộ. Phục Hi thị mẫu hệ là Hoa tư thị 华胥氏, phụ hệ là Lôi trạch long thần thị 雷泽龙神氏. Thời cổ, (long) tức (thiện), cũng chính là (thiện). là chỉ xưng con đực. chính là đặt con trên đàn tế để cầu đảo, hoặc gọi Xã tế là (thiện). Phong thiện chính là phong thổ làm xã, là linh đài, một hoạt động vu thuật dâng con () tiến hành cầu đảo.
          Tổ long 祖龙được bày ra làm vật tượng trưng cho tổ tiên – phong thổ  hoặc Xã con (thiện) hoặc con (đà) thì gọi là (thiện), lúc ban đầu chỉ là tại một nơi bằng phẳng, quét sạch dọn ra một khoảnh đất, đắp đất của bốn phương, chính giữa đặt bàn cúng (phiến đá), bày lên con . Nơi đặc biệt này gọi là (thiện). Về sau nơi đất bằng này được tôn cao lên trở thành (đàn), tôn cao thêm nữa thành (đài). Lúc ban đầu trên đỉnh Thái sơn dọn ra một khoảnh đất bằng phẳng làm (thiện), hoặc tại một gò cao dọn ra một khoảng đất bằng gọi là (thiện). Sau khi (thiện) được tôn cao thành (đài), gọi là “linh đài” 灵台, “Tam trùng đài” 三重台 để tượng trưng tam thiên, mỗi tầng có ba bậc, thiên viên cửu trùng 天圜九重, bên trên xây cái ốc 盖屋, hưởng điện 享殿, tức gọi là “kim tự tháp” 金字塔, đó là linh đài tế đàn.

2- Thích nghĩa “thiện nhượng”
          Phong thiện 封禅là đăng đế vị thiết lập thiện đài 墠台 tế cáo tổ tiên, ý nghĩa này sau khi được rõ ràng thì nghĩa gốc của “thiện nhượng” 禅让 cũng đã sáng tỏ. Thiện nhượng kì thực chính là đem đế vị chuyển nhượng cho người kế thừa, để được nối tiếp. Đăng đế vị gọi là “phong thiện” 封禅, chuyển nhượng đế vị gọi là “thiện nhượng” 禅让.  (thiện) ở đây vẫn là chỉ long vị 龙位
          Nhưng trên thực tế, nghi thức Phục Hi Thị đăng đế gọi là “lí hổ” 履虎, điều mà ở quẻ trong kinh Dịch giảng chính là một quá trình đăng đế vị. Chỉ có người nào có thể “lí hổ vĩ” 履虎尾 (1) có được thắng lợi mới có thể kế thừa đế vị.
          Sau khi có được đế vị mới có được quyền lợi tối cao hướng đến “long thiện thiện” 龙單墠 để tế, chính là “phong thiện”. “Thiện nhượng”, chính là đem quyền chí thượng “phong thiện tế long” 封墠祭龙 chuyển giao cho người kế thừa.
          Do bởi Thái sơn còn có ý nghĩa là “thiện đại” 禅代  (2) cho nên lại có tên là “Đại tông” 岱宗.

Chú của người dịch
1- Lí hổ vĩ 履虎尾: Ở quẻ trong Kinh Dịch, phần quái từ có câu:
Lí hổ vĩ, bất điệt nhân, hanh.
履虎尾, 不咥人,
(Cẩn thận đi sau đuôi con hổ, mãnh hổ không cắn, mọi sự hanh thông)
          (Dương Ngọc Dũng, Lê Anh Minh: Kinh Dịch cấu hình tư tưởng Trung Quốc, nxb Khoa học xã hội, 2006)
2- Thiện đại 禪代: ý nghĩa là thiện nhượng và thay thế tiếp nối.

Phụ lục của người dịch:
          Theo “Hán Việt tự điển” của Thiều Chửu         
Thiện: Con lươn, có khi viết là .
Thiện : Quét dọn đất để tế lễ. 
Đà : Con đà. Một loài như cá sấu, dài hơn hai trượng, bốn chân, da nó dùng để bưng trống.
          (Nhà xuất bản Hồng Đức, 2015)

          Theo Nguyễn Tôn Nhan “Từ điển Hán Việt văn ngôn dẫn chứng”:  
Thiện: không có chữ này.
Thiện : Khoảng đất được quét sạch dùng tế lễ. Kinh Lễ: “Vua xây bảy miếu, chỗ thì làm đàn (tế), chỗ thì làm đất tế” (Vương lập thất miếu, nhất đàn nhất thiện 王立七廟一壇一墠). Đắp đất cao lên gọi là Đàn, quét đất cho sạch gọi là Thiện.
Đà : Một loại cá sấu, còn gọi là Đà long 鼉龍 hay Trư Bà Long 豬婆龍.
          (Nhà xuất bản TP/ Hồ Chí Minh, 2002)

                                                              Huỳnh Chương Hưng
                                                              Quy Nhơn 13/02/2020

Nguồn
TRUNG HOA LONG CHỦNG VĂN HOÁ
中华龙种文化
Tác giả: Vương Đại Hữu 王大有
Bắc Kinh: Trung Quốc Xã hội xuất bản xã, 2000
Previous Post Next Post