CHỮ 節 TRONG “KHANG
HI TỰ ĐIỂN”
Cổ văn
viết là 卩
“Quảng vận”, “Tập vận”, “Vận hội”, “Chính vận”
tịnh TỬ KIẾT thiết, âm (tiếp).
“廣韻”, “集韻”, “韻會”, “正韻” 並子結切, 音接
(“Quảng
vận”, “Tập vận”, “Vận hội”, “Chính vận” đều phiên thiết là TỬ KIẾT, âm 接 (tiếp)).
Trong Thuyết văn 說文 ghi
rằng:
Trúc tiết dã. Hựu tháo dã (1)
竹節也.又操也
(Đốt của cây trúc. Còn có nghĩa là “tháo”)
Trong Tả truyện – Thành thập ngũ niên 左傳 - 成十五年 có
ghi:
Chư hầu tương kiến Tử Tang vu Vương nhi lập
chi, Tử Tang từ viết: Tiền chí hữu chi viết: ‘Thánh đạt tiết, thứ thủ tiết, hạ
thất tiết. Vi quân phi ngô tiết dã.
諸侯將見子臧于王而立之, 子臧辭曰: ‘前志有之曰: 聖達節, 次守節, 下失節. 為君非吾節也’
(Chư hầu muốn để Tử Tang tiến kiến Chu Vương rồi lập ông
ta làm quốc quân nước Tào, Tử Tang từ tạ nói rằng: ‘Trong sách cổ có nói: Bậc thánh nhân thông đạt
tiết nghĩa, thứ đến là giữ tiết nghĩa, thấp nhất là mất đi tiết nghĩa. Việc làm
quốc quân không hợp với tiết nghĩa của tôi’).
Lại có nghĩa
là “chỉ” 止 (dừng lại),
là “kiểm” 檢 (kiềm chế),
là “chế” 制 (cai quản).
Trong Dịch – Di tượng 易 - 頤象 có
ghi:
Quân tử dĩ thận ngôn ngữ, tiết ẩm thực.
君子以慎言語, 節飲食
(Quân tử lấy đó mà cẩn thận lời nói, tiết chế ăn uống)
Lời Sớ 疏 ghi
rằng:
Tiết, tài tiết
節, 裁節
(Tiết có nghĩa là hạn chế, tiết chế)
Và
trong Tiết quái 節卦:
Tiết, hanh. Khổ tiết bất khả trinh.
節,亨. 苦節不可貞
(Tiết thì hanh thông. Nhưng tiết chế quá độ sẽ không
có được chính đạo)
Lời Sớ 疏 ghi
rằng:
Tiết giả, chế độ chi danh, tiết chỉ chi
nghĩa, chế sự hữu tiết, kì đạo nãi hanh.
節者, 制度之名, 節止之義, 制事有節, 其道乃亨
(Tiết
là tên gọi chế độ, mang nghĩa kiềm chế, kiềm chế sự việc có tiết độ, thì đạo mới
hanh thông)
Trong Thuyết quái truyện 說卦傳 có ghi:
Tiết, chỉ dã
節, 止也
(Tiết là dừng lại)
Trong Thư – Khang cáo 書 - 康誥 có
ghi:
Tiết tính duy nhật kì mại (2)
節性惟日其邁
(Tiết chế tính tình khiến tình cảm hoà mục của họ ngày
càng tăng)
Trong Lễ - Đàn Cung 禮 - 檀弓 ghi
rằng:
Phẩm tiết tư
品節斯
(Theo phẩm loại mà tiết chế)
Chú rằng:
Chế đoạn dã
制斷也
(Cắt giảm tiết chế)
Trong Nhĩ nhã – Thích nhạc 爾雅 - 釋樂:
Hoà nhạc vị chi tiết
和樂謂之節
(Hài hoà với nhạc gọi là tiết)
Lời Sớ 疏 ghi
rằng:
Bát âm khắc hoà, vô tương đoạt luân, vị
chi hoà nhạc, nhạc hoà tắc ứng tiết.
八音克和, 無相奪倫, 謂之和樂, 樂和則應節
(Bát âm hài hoà, không đoạt
trình tự của nhau thì gọi là hoà nhạc, nhạc mà hài hoà thì ứng với tiết)
Trong Tả truyện – Trang Công nhị thập tam niên 左傳 - 莊公二十三年:
Công như Tề quan Xã, Tào Quế gián viết: Hội
dĩ huấn thượng hạ chi tắc, chế tài dụng chi tiết. (3)
公如齊觀社, 曹劌諫曰: 會以訓上下之則, 制財用之節.
(Trang
Công đến Tề xem tế Xã, Tào Quế can rằng: (Lễ) khi hội kiến dùng để huấn thị
phép tắc cho trên dưới, làm tiêu chuẩn chế đính tiết dụng tài phú)
Trong Sử kí – Nhạc thư 史記 - 樂書:
Đại lễ dữ thiên địa đồng tiết
大禮與天地同節
(Đại lễ cũng đồng tiết như trời đất)
Trong Chính nghĩa 正義 nói
rằng:
Thiên hữu nhật nguyệt, địa hữu sơn xuyên,
cao ti như hình, sinh dụng các biệt. Đại lễ biện tôn ti quý tiện đẳng sai dị biệt,
thị đại lễ dữ thiên địa đồng tiết.
天有日月, 地有山川, 高卑如形, 生用各別. 大禮辨尊卑貴賤等差異別, 是大禮與天地同節.
(Trời
có mặt trời mặt trăng, đất có núi sông, cao thấp như hình, dùng làm rõ sự khác
biệt của mỗi loại. Đại lễ để phân biệt sự khác nhau giữa tôn ti quý tiện, là đại lễ cũng đồng tiết như trời đất)
(còn tiếp)
Chú của người
dịch
1- Chữ “tiết” 節 trong Thuyết văn 說文 ghi
rằng:
Tiết ước dã. Tùng trúc, tức thanh (tử kiết
thiết)
節約也. 從竹, 即聲 (子結切)
(Tiết nghĩa là đốt của cây
trúc. Thuộc chữ hình thanh. “Trúc” 竹 là hình phù, “tức”
即 là thanh phù.)
(Trung
Hoa thư cục xuất bản, 1996)
2- Câu “Tiết tính duy nhật kì mại” 節性惟日其邁 thấy ở thiên Thiệu
cáo 召誥, trong Khang Hi tự điển là ở
thiên Khang cáo 康誥.
3- Đoạn này trong Tả
truyện là:
Công như Tề quan Xã, phi lễ dã. Tào Quế gián
viết: “Bất khả. Phù lễ, sở dĩ chỉnh dân dã. Cố hội dĩ huấn thượng hạ chi tắc,
chế tài dụng chi tiết...”
公如齐观社, 非礼也.曹刿谏曰: “不可. 夫礼, 以整民也. 故会以训上下之则, 制财用之节 ...”
(Trang
Công đến Tề xem tế Xã, đó là không hợp với lễ. Tào Quế can rằng: Không được.
Phàm lễ là để chỉnh đốn bách tính. Cho nên khi hội kiến dùng để huấn thị phép tắc
cho trên dưới, làm tiêu chuẩn chế đính tiết dụng tài phú ...)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 09/02/2020
KHANG HI TỰ ĐIỂN
康熙字典
(Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã, 2003, trang 851)
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật