“THƯ
KINH”
Thư kinh 书经 cũng
xưng là Thượng thư 尚书:
Thượng giả, thượng dã
尚者, 上也
(Thượng là trên)
Có người
cho là “thượng cổ đích thư” 上古的书 (sách thời thượng cổ), cũng có người cho là “Thượng đế
đích thư” 上帝的书 (sách
của Thượng đế).
Bản
thông hành bao gồm:
Ngu thư 虞书 5
thiên
Hạ thư 夏书 4
thiên
Thương thư 商书 17
thiên
Tổng cộng 58 thiên. Trong đó có 33 thiên như Nghiêu điển 尧典, Vũ cống 禹贡, Bàn Canh 盘庚, Hồng phạm 洪范... gọi là “kim
văn Thượng thư” 今文尚书, đồng thời lại là “cổ văn Thượng thư” 古文尚书, kì dư đều là “nguỵ cổ văn”. Gọi là sự phân biệt kim
cổ là như thế này:
Những
năm đầu triều Hán, Phục Sinh 伏生 truyền thụ 28 thiên Thượng thư, dùng kiểu lệ thư thông hành triều Hán viết ra, gọi là
“kim văn Thượng thư”. Sau này khoảng cuối thời Hán Vũ Đế người ta phát hiện nơi
vách tường nhà Khổng Tử 孔子 một bộ Thượng
thư dùng chữ cổ để viết, tương truyền tổng cộng 16 thiên, gọi là “cổ văn
Thượng thư”. Nhưng bộ “cổ văn Thượng thư” này chẳng bao lâu bị thất truyền. Đến
thời Đông Tấn, có Mai Trách 梅赜 (cũng viết là Mai Di 梅颐)
dâng lên triều đình 25 thiên “cổ văn Thượng thư”, phụ thêm 1 thiên “Thượng thư truyện” 尚书传, nói là do Khổng An Quốc 孔安国
làm ra, thế là mọi người đều tin “cổ văn Thượng thư” đã mất nay lại được, nhưng
theo kết quả khảo chứng của Diêm Nhược Cừ
阎若璩 triều
Thanh, đoán định bộ sách này là do Vương Túc 王肃 hoặc Hoàng Phủ
Mật 皇甫谧 đời
Tấn hoặc chính Mai Trách nguỵ tạo. Bản thông hành hiện nay là cổ kim văn hợp
biên, số thiên có phân có hợp, không phù hợp với nguyên gốc.
Sử thực
bao hàm trong Thượng thư, trên từ
Nghiêu Thuấn 尧舜, dưới đến Tần Mục Công 秦穆公,
các thiên có niên đại sớm nhất trong đó là Nghiêu
điển 尧典, Thuấn điển 舜典, Cao Dao mô 皋陶谟, Vũ Cống 禹贡, trước đây người
ta cho rằng là văn chương thời Ngu Thuấn, học giả cận đại đã chứng minh bộ phận
chân thực của Thượng thư cũng là nguỵ
thác của Nho gia, chẳng qua niên đại trứ tác vẫn là triều Chu, so với nguỵ Thượng
thư của người thời Đông Tấn có giá trị hơn một chút. Những trứ tác tuy là nguỵ
thác, những tất cũng có y cứ, thời đại tương đối sớm, truyền thuyết mà nó dựa
vào cũng tương đối nhiều tính chân thực.
Tên các
thiên trong Thượng thư, đa phần dùng
các chữ điển 典, mô 谟, huấn 训, cáo 诰 đặt ở cuối, tương tự như tuyên ngôn 宣言, bố cáo 布告, hội nghị lục 会议录, diễn giảng tập 演讲集
hiện nay, cho nên được xưng là “kí ngôn chi sử” 记言之史. Riêng thiên Hồng phạm 洪范 trong đó, đại biểu cho tư tưởng triết học nguyên thuỷ,
lấy ngũ hành thuỷ, hoả, kim, mộc, thổ làm nguyên tố cơ bản của thế giới vật hữu,
lại đề xuất ngũ sự 五事, bát chính 八政, ngũ kỉ 五纪, hoàng cực 皇极, tam đức 三德, kê nghi 稽疑, thứ chinh 庶征, ngũ phúc 五福, lục cực 六极v.v... liên quan đến
nguyên lí nguyên tắc chính trị, gọi chung là “cửu trù” 九畴,
rất được Nho gia coi trọng.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 04/12/2019
Nguyên tác
“THƯ KINH”
书经
Trong quyển
QUỐC HỌC THƯỜNG THỨC
国学常识
Tác giả: Tào Bá Hàn 曹伯韩
Bắc Kinh: Hoá học công nghiệp xuất bản xã, 2017
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật