BÍ ẨN VIỆC NGÔ TAM QUẾ HÀNG THANH
Ngô Tam
Quế 吴三桂 (1612
– 1678) tự Trường Bạch 长白, còn có tự khác là
Cố Phủ 顾甫, Hùng Sảng 雄爽. Tổ tịch Liêu Đông 辽东, xuất thân tướng môn, từ nhỏ đã rành cưỡi ngựa bắn
cung, võ cử nhập sĩ, sau tập ấm của phụ thân nhậm chức Đô đốc chỉ huy 都督指挥, chẳng bao lâu lại thăng làm Tổng binh 总兵, trấn thủ Sơn Hải Quan 山海关.
Năm
1644, Lí Tự Thành 李自成thống lĩnh nghĩa quân nông dân khởi nghĩa công chiếm Bắc
Kinh 北京, Ngô Tam Quế đi đâu về đâu cũng chưa định được, nhận
được thư đích thân phụ thân là Ngô Tương 吾襄
viết, bảo ông nhanh chóng quy thuận “Sấm Vương” 闯王,
Ngô Tam Quế hồi tin bày tỏ sự đồng ý, đồng thời dẫn bộ hạ đi Bắc Kinh triều kiến
tân chủ. Đi đến Loan Châu 滦州, được tin phụ thân
Ngô Tương đang bị quân nông dân Đại Thuận 大顺 (1) bắt tra khảo, gia sản bị tịch thu, mà quan trọng nhất
là ái thiếp Trần Viên Viên 陈圆圆của ông bị Lưu Tông
Mẫn 刘宗敏chiếm đoạt. Trong cơn giận, ông rút kiếm chặt án, thề
không cùng đứng chung với quân nông dân, liền lập tức quay về Sơn Hải Quan. Theo
kế của Phương Hiến Đình 方献廷, gởi thư đến Nhiếp
chính vương Đa Nhĩ Cổn 多尔衮, câu kết Thanh
binh đánh bại quân nông dân của Lí Tự Thành.
Nhiều năm lại đây, việc Ngô
Tam Quế vì sao hàng Thanh? rốt cuộc là có hàng Thanh hay không? trong giới sử học
vẫn còn những cách nhìn khác nhau.
Nhóm
“hàng Thanh luận” cho rằng, Ngô Tam Quế sau khi trở về Sơn Hải Quan, chủ động
liên hệ với quân Thanh, đồng thời gọt tóc xưng thần, dâng Sơn Hải Quan. Tại “Nhất
Phiến Thạch” 一片石 (2) hợp binh cùng quân Thanh đánh bại quân nông dân, đồng
thời theo lệnh của Thanh triều, truy sát quân nông dân. Sau này khi Thanh triều
phế bỏ tước vị của Ngô Tam Quế có nói: phản tặc Ngô Tam Quế khi cùng đường đến
quy thuận, Thế Tổ hoàng đế tiếp nhận sự đầu hàng của ông ta, đồng thời để ông
ta tiếp tục thống lĩnh quân đội, cũng đã nhận định rằng Ngô Tam Quế đến quy
hàng. Hơn nữa, Ngô Tam Quế dẫn Thanh binh nhập quan giương ngọn cờ “Vị Minh
vương triều báo cừu” 为明王朝报仇 (báo thù cho vương triều Minh), nhưng một khi việc được
thuận lợi, chiếc mặt nạ “phục Minh” 复明 rơi ra, để lộ chân
diện mục hung hãn của ông ta, sớ “tam hoạn nhị nạn” 三患二难 nổi tiếng dâng
lên Thanh đình, cổ xuý cho thế lực tàn dư đối với vương triều Minh, “cập thời
tiến tiễu, dĩ tịnh căn chu” 及时进剿以净根株 (kịp thời tiến công tiêu diệt để sạch gốc rễ). Đồng thời
đối với Miến Điện vương, buộc giao Vĩnh Lịch Đế 永历帝của
nhà Nam Minh 南明đã chạy sang Miến Điện. Không nghĩ tới Vĩnh Lịch Đế
van cầu, đã tàn khốc đưa Vĩnh Lịch đế cùng hoàng tử thân quyến mấy chục người
cho thắt cổ chết tại Bề Tử Pha 篦子坡 ở Côn Minh 昆明. Có thể thấy “lòng
trung” của ông ta đối với Thanh triều
Nhóm “vị
hàng luận” cũng có lí luận, họ cho rằng Ngô Tam Quế là liên Thanh kháng Lí, thậm
chí là liên Thanh phục Minh. Cho rằng trong tình hình đương thời, lực lượng quân sự của Ngô Tam Quế khó mà một
mình nắm giữ một mặt, chỉ có liên hợp một phương mới có thể đứng vững chân. Vì
tư lợi của mình, Ngô Tam Quế đã có một chọn lựa mang tính bi kịch là liên Thanh
kháng Lí. Trong thư gởi cho Đa Nhĩ Cổn, Ngô Tam Quế nói rằng:
Ngã quốc dữ bắc triều (Thanh triều) thông hảo
nhị bách dư niên, kim vô cố tao quốc nạn, bắc triều ưng trắc nhiên niệm chi
..... tốc tuyển tinh binh, Tam Quế tự suất sở bộ, hợp binh dĩ để đô môn, diệt
lưu khấu vu cung đình, thị đại nghĩa dữ Trung Quốc, tắc ngã triều chi báo bắc
triều, tương liệt địa dĩ thù.
我国与北朝 (清朝) 通好二百余年, 今无故遭国难, 北朝应恻然念之 ..... 速选精兵, 三桂自率所部, 合兵以抵都门, 灭流寇于宫廷, 示大义与中国, 则我朝之报北朝, 将裂地以酬
(Nước tôi với bắc triều (Thanh
triều) thông hảo hơn 200 năm, nay vô cớ nước tôi gặp nạn, bắc triều nên thương
xót nghĩ cho điều đó .....nhanh chóng tuyển chọn tinh binh, Tam Quế tôi tự dẫn
sở bộ, hợp binh đến kinh đô, diệt lưu khấu ở cung đình, tỏ rõ đại nghĩa của bắc
triều đối với Trung Quốc, để báo đáp bắc triều, triều đình tôi sẽ cắt đất đến
đáp)
(Thanh Thế Tổ thực lục - 清世祖实录)
Trong
thư chỉ nói mượn binh liên hợp đánh quân nông dân, sau khi sự thành sẽ cắt đất
đáp tạ. Hoàn toàn không nói đến việc đầu hàng. Những người theo quan điểm này
còn đề xuất, sau cuộc chiến ở Sơn Hải Quan, Lí Tự Thành thua chạy về Vĩnh Bình 永平, Ngô Tam Quế phái người nghị hoà, đề xuất:
Ước Tự Thành hồi quân, tốc li kinh thành,
ngô tương phụng thái tử kế vị.
约自成回军, 速离京城, 吾将奉太子继位
(Hẹn Tự
Thành rút quân, nhanh chóng rời kinh thành, tôi sẽ lập thái tử kế vị)
Đồng thời truyền thiếp đến
kinh, nói rằng một ngày rất gần nghĩa binh sẽ nhập kinh:
Phàm ngã thần dân vị tiên đế phục tang, chỉnh
bị nghinh hầu đông cung.
凡我臣民为先帝服丧, 整备迎候东宫
(Phàm
thần dân của ta vì tiên đế mà để tang, sắp xếp chuẩn bị nghinh đón đông cung)
Từ đó
mà thấy, đương thời Ngô Tam Quế hoàn toàn không hàng Thanh, nếu không, Thanh
đình cũng không cho phép ông ta làm như thế. Sự phát triển của sự việc sau đó,
Đa Nhĩ Cổn túc trí đa mưu, không để cho ông ta cơ hội tiến vào kinh đô “phục
Minh” mà lệnh ông ta đi về phía tây “truy tặc”. Binh lực của Ngô Tam Quế mỏng,
khó mà chống cự lại hình thế đó, đành phải nghe lệnh chỉ huy của Thanh đình, trở
thành phiên thuộc của Thanh triều.
Chúng
tôi cho rằng, cho dù nguyện ước ban đầu Ngô Tam Quế như thế nào đi nữa, nhưng
những gì ông ta làm đã nói rõ ông ta là một kẻ tiểu nhân vô sỉ, tự tư cực đoan, hư nguỵ phản phúc vô thường.
Chiếc mũ tội nhân lịch sử, ông ta mãi không thể nào lấy xuống được.
Chú của người
dịch
1- Đại Thuận 大顺 (1644
– 1645): cũng gọi là Lí Thuận 李顺, là chính quyền của
Sấm Vương Lí tự Thành kiến lập tại Tây An 西安 sau khi lật đổ
triều Minh, nhưng sau đó bị triều Thanh đánh bại, cuối cùng bị diệt.
2- Nhất Phiến
Thạch 一片石: tại thôn Cửu Môn Khẩu 九门口, phía đông bắc huyện
Phủ Ninh 抚宁, nằm giữa phân giới của 2 tỉnh Hà Bắc 河北 và
Liêu Ninh 辽宁 gần Sơn Hải Quan. Trận chiến ở Nhất Phiến Thạch
phát sinh vào năm 1644.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 18/12/2019
Nguyên tác Trung văn
NGÔ TAM QUẾ HÀNG THANH CHI MÊ
吴三桂降清之谜
Tác giả: Lưu Kiến Đại
刘建岱
Trong quyển
TRUNG QUỐC LỊCH SỬ CHI MÊ
中国历史之谜
Chủ biên: Lí Quảng Sinh 李广生
Thiên Tân: Bách hoa văn nghệ xuất bản xã, 2001
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật