VÌ
SAO MỌI NGƯỜI GỌI BIỆN HOÀ LÀ “BẤT ĐẢO ÔNG”

- Khanh
quả thật là một vị hiền ông xô không ngã!
Từ đó về sau, mọi người bèn xưng tụng
Biện Hoà là “bất đảo ông” 不倒翁.
Hòn ngọc mà Biện Hoà phát hiện về sau
được gia công thành ngọc bích, gọi là “Hoà thị bích” 和氏璧. Có lẽ mọi người cũng cảm thấy
kì lạ, Biện Hoà tính Biện 卞 sao không gọi là “Biện thị bích” 卞氏璧, mà lại gọi là “Hoà thị bích”? Đó
là do bởi vào thời thượng cổ, tính và thị có sự khu biệt, nữ chỉ có tính mà
không có thị, nam xưng thị là tiêu chí cho một loại đẳng cấp. Đến thời Chiến Quốc,
tính và thị hợp nhất. Biện Hoà sống vào thời Xuân Thu, lúc bấy giờ tính và thị
vẫn còn sự phân biệt. Cho nên, tên gọi Biện Hoà thực tế chỉ tính là Biện 卞 mà thị là Hoà 和, cho nên gọi là “Hoà thị” 和氏. Đó chính là nguồn gốc của viên
ngọc bích được gọi là “Hoà thị bích”.
Căn cứ vào lai lịch xưng hiệu “bất đảo
ông”, chúng ta có thể biết, đó là từ dùng để tán dương những người kiên trì
chân lí, không sợ gian nan nguy hiểm, có nghị lực mạnh mẽ, là một từ mang ý
nghĩa khen ngợi. Nhưng sau này ý nghĩa của từ “bất đảo ông” đã thay đổi, trở
thành từ hình dung những người không kiên trì chân lí, đông đến thì ngả về
đông, tây đến thì ngả về tây mà không có chủ kiến, hoàn toàn trở thành từ mang
ý nghĩa chê bai. Xét kĩ nguyên nhân, có khả năng bắt nguồn từ món đồ chơi “bất
đảo ông” 不倒翁
(con lật đật). Món
đồ chơi này phần trên thì nhỏ, phần dưới thì lớn, tạo hình lúc ban đầu là hình
dạng một ông lão chọc cho người ta vui, ông lão này luôn lúc lắc, đứng không vững,
nhưng lắc cỡ nào cũng không ngã. Thế là người ta căn cứ vào đặc điểm này, gọi
những người không kiên trì chân lí, lập trường không vững vàng là “bất đảo
ông”.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 19/9/2019
Nguồn
TRUNG
QUỐC NHÂN DANH ĐÍCH CỐ SỰ
中国人名的故事
Tác giả: Trương Tráng Niên 张壮年
Trương Dĩnh Chấn 张颖震
Sơn
Đông hoạ báo xuất bản xã, tháng 9-2005
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật