Dịch thuật: Huấn hỗ học

HUẤN HỖ HỌC

          Huấn hỗ 训诂 (1) nguyên thuộc về Tiểu học 小学, tức một bộ phận chuyên giảng tự nghĩa trong Văn tự học 文字学, về sau nhân vì có người chuyên nghiên cứu huấn hỗ, mới tách ra phát triển, thế là độc lập thành một bộ môn. “Hỗ” (cổ) (ngôn), là lấy kim ngữ giải thích cổ ngữ; “huấn” đồng âm với “thuận” , là thuận theo ngữ nghĩa để giải thích, điều này dường như đã thành định nghĩa, lập giới thuyết. Công tác huấn hỗ có thể chia làm 3 phương diện:
          - Lấy kim ngữ giải thích cổ ngữ
          - Lấy nhã ngôn giải thích phương ngôn.
          - Lấy tục ngữ giải thích văn ngôn.
          Nhĩ nhã 尔雅 là tự thư đời Chu, là trứ tác quyền uy của Huấn hỗ học. Trong đó, thiên “Thích hỗ” 释诂 là lấy kim ngữ giải thích cổ ngữ; thiên “Thích ngôn” 释言là lấy nhã ngôn giải thích phương ngôn; thiên “Thích huấn” 释训là lấy ngữ thông dụng giải thích văn ngôn. Những trứ tác hậu thế bắt chước theo Nhĩ nhã 尔雅Tiều nhĩ nhã 小尔雅, Quảng nhã 广雅 (hai sách này đa phần nói về hỗ huấn của chữ đồng thanh), Biền nhã 骈雅 (thu thập phức âm ngữ rất nhiều). ...
          Công tác huấn hỗ của Hán nho, biểu hiện ở chỗ chú giải quần kinh. Chuyên thư về huấn hỗ có Phương ngôn 方言 (Dương Hùng 扬雄 soạn), Bạch Hổ thông nghĩa 白虎通义 (của nhóm Ban Cố 班固), Thích danh 释名 (của Lưu Hi 刘熙) cùng Thuyết văn giải tự 说文解字 của Hứa Thận 许慎. Bộ Thuyết văn kiêm luận cả 3 loại: tự hình, tự nghĩa, tự âm, có thể câu thông mối quan hệ cả 3 phương diện, là bộ trứ tác cổ điển nổi tiếng đầu tiên được các học giả coi trọng. Có bản chú giải của Đoàn Ngọc Tài 段玉裁, Quế Phức 桂馥, Chu Tuấn Thanh 朱骏声, Vương Quân 王筠. Thời cận đại có Đinh Phúc Bảo 丁福保 tập hợp chú giải của các nhà biên soạn thành bộ Thuyết văn giải tự hỗ lâm 说文解字诂林gồm 68 sách, rất hoàn bị. Bộ Thích danh 释名của Lưu Hi 刘熙 lấy tự âm giải thích tự nghĩa, có sớ chứng của Giang Thanh 江声và Tất Nguyên 毕沅 triều Thanh. Bạch Hổ thông 白虎通 vốn là sách giải thích điển lễ, nhưng cũng chú trọng giải thích tự nghĩa, có sớ chứng của Trần Lập 陈立 thời cận đại. Cái học huấn hỗ người Đường biểu hiện ở chỗ nghĩa sớ, nghĩa sớ là giải thích một lần nữa kinh chú của người Hán, Thập tam kinh chú sớ 十三经注疏 mà người đời sau gọi là nói hợp chú của người Hán với sớ của người Đường. Quy luật của chú sớ là chú phục tùng kinh, sớ phục tùng chú. Huấn hỗ đời Tống không căn cứ nhiều cổ thuyết, như Chu Tử nói: “trung tâm vi trung, như tâm vi thứ” 中心为忠, 如心为恕,là vọng văn sinh nghĩa; lại thường dẫn lời trong sách Phật, như “hư linh bất muội” 虚灵不昧, “minh tính phục sơ” 明性复初, “thường tinh tinh” 常惺惺 để giải thích văn tự kinh điển; lại dẫn dụng tục ngữ, như “công phu” 工夫, “đông tây” 东西 v.v... để giải thích.
          Huấn hỗ học đời Thanh là tối tinh, trứ tác trọng yếu nhất là Kinh truyện thích từ 经传释词 của Vương Dẫn Chi 王引之 cùng Cổ thư nghi nghĩa cử lệ 古书疑义举例 của Du Việt 俞樾. Bộ Kinh tịch soạn hỗ 经籍篹诂 (2) của Nguyễn Nguyên 阮元 thu thập rất nhiều tài liệu, có thể nói là tập đại thành của học thư huấn hỗ. Phụ thân của Vương Dẫn Chi là Vương Niệm Tôn 王念孙cũng tinh thông huấn hỗ, trứ tác có Quảng nhã sớ chứng 广雅疏证, bộ Kinh nghĩa thuật văn 经义述闻 của Dẫn Chi cũng có quan hệ với huấn hỗ. Lưu Sư Bồi 刘师培 thời cận đại có Cổ thư nghi nghĩa cử lệ bổ古书疑义举例补, Dương Thụ Đạt 杨树达 thời hiện đại có Cổ thư nghi nghĩa cử lệ tục bổ 古书疑义举例续补, lại căn cứ vào Kinh truyện thích từ经传释词 của Vương Dẫn Chi biên soạn bộ Từ thuyên 词诠, có cống hiến rất mới đối với Huấn hỗ học.

Chú của người dịch
1- Chữ : chữ này đúng ra phải đọc là “cổ”, nhưng mọi người quen đọc là “hỗ”, nên ở đây phiên âm là “hỗ”.
          Theo Khang Hi tự điển 康熙字典 :
          Bính âm
          Tập vận集韻, Vận hội 韻會  phiên thiết là QUẢ NGŨ 果五, Chính vận正韻phiên thiết là CÔNG THỔ 公土, đều có âm đọc là (cổ).
          Trong Thuyết văn 說文 có ghi: trang 1128
Huấn cố ngôn dã
訓故言也
(Dùng kim ngữ giải thích cổ ngữ)
(Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã, 2003, trang 1128)
          Hán Việt tự điển của Thiều Chửu ghi rằng:
          Cổ: lấy lời bây giờ mà giải thích lời nói ngày xưa gọi là cổ, như: huấn cổ 訓詁 chú giải nghĩa văn. Ta quen độc là chữ hỗ.
          (NXB Hồng Đức, 2015, trang 556)

2- Chữ “soạn”: thuộc bộ , mục 15 nét.
          Theo Khang Hi tự điển 康熙字典 :
          Bính âm zhuàn
          Quảng vận 廣韻 phiên thiết là SĨ LUYẾN 士戀, Tập vận 集韻 phiên thiết là SỒ LUYẾN 雛戀, Chính vận 正韻 phiên thiết là TRỪ LUYẾN 除戀 , đều có âm là (soạn), đồng với chữ (soạn).
Và trong Chính vận 正韻 có ghi: “đồng với chữ , và cũng đồng với chữ .
(Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã, 2003, trang 864)
          Trong Hán Việt tự điển của Thiều Chửu, phần phụ lục bộ trúc có chữ này, ghi là:
          “Soạn: Cũng như chữ chữ
          Vì không có chữ đó nên ở đây tạm mượn chữ để thay.

                                                                 Huỳnh Chương Hưng
                                                                 Quy Nhơn 02/9/2019

Nguyên tác
HUẤN HỖ HỌC
训诂学
Trong quyển
QUỐC HỌC THƯỜNG THỨC
国学常识
Tác giả: Tào Bá Hàn 曹伯韩
Bắc Kinh: Hoá học công nghiệp xuất bản xã, 2017
Previous Post Next Post