THỨ DÂN ĐỜI CHU

Bài dân
ca Thất nguyệt 七月 thời Tây Chu truyền lại đã miêu tả một cách tường tận cuộc sống của
nông dân ở đất Bân 豳 (nay
là huyện Bân 邠Thiểm Tây 陕西). Căn cứ vào bài
này, có thể hình dung cuộc sống thường ngày của nông dân như sau:
Tháng
giêng đem nông cụ ra tu sửa.
Tháng 2
bắt đầu gieo trồng, vợ con mang cơm ra đồng cho họ ăn, viên quan đốc canh “điền
tuấn” 田畯 (viên
quan quản nô lệ cày cấy) cũng cười ha hả đến. Đồng thời con gái của họ cũng mang
giỏ ra bờ ruộng hái lá dâu.
Tháng 8
họ bắt đầu thu hoạch, đồng thời phụ nữ bận việc ươm tơ, ươm tơ xong đem nhuộm
đen nhuộm vàng, lại còn nhuộm đỏ sáng tươi để dệt y thường cho công tử.
Tháng
10 thu hoạch lúa, đồng thời ủ rượu để mùa xuân năm sau dâng lên mừng thọ quý
nhân. Nông phu thu gom mùa màng xong, liền đến nhà quý nhân làm việc, ban ngày
hái cỏ mao, ban đên bện dây thừng. Tháng này cúng tế thần, tụ tập ăn uống, giết
dê lớn dê nhỏ, mọi người đến nhà quý nhân dâng rượu, chúc hô vạn tuế.
Tháng
11 săn bắn, tìm bắt hồ li để lấy da làm áo cho quý nhân.
Tháng
12 nông phu tụ tập lại để huấn luyện quân sự. Tháng này đem heo đã nuôi béo
dâng cho quý nhân, lại đục lấy băng đem trữ cất để dự bị cho mùa xuân mùa hè
năm sau quý nhân dùng. ... (còn tiếp)
Chú của người
dịch
1- Đại Khắc đỉnh
大克鼎: còn gọi là “Thiện phu Khắc đỉnh” 膳夫克鼎, đỉnh bằng đồng do một đại quý tộc tên Khắc 克 ở vãn kì thời Tây Chu (thời Hiếu Vương 孝王)
cho đúc để tế tự tổ phụ. Đỉnh được phát hiện vào năm Quang Tự 光绪 thứ
16 (năm 1890) tại thôn Nhậm 任, trấn Pháp Môn 法门, huyện Phù Phong 扶风,
tỉnh Thiểm Tây 陕西.
2- Thần thiếp 臣妾: từ xưng hô đối
với nô lệ thời cổ, nô lệ nam gọi là “thần” 臣,
nô lệ nữ gọi là “thiếp” 妾. Về sau phiếm chỉ
người có địa vị thấp so đối tượng đang nói.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 21/8/2019
Nguyên tác
THỨ DÂN
庶民
Trong quyển
TRUNG QUỐC SỬ
CƯƠNG
中国史纲
Tác giả: Trương Ấm Lân 张荫麟
Bắc Kinh: Hoá học công nghiệp xuất bản xã, 2017
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật