Dịch thuật: Hán tự cổ kim, thú vị vô cùng (kì 3 - hết)

HÁN TỰ CỔ KIM, THÚ VỊ VÔ CÙNG
(kì 3)

Văn hoá sử và vòng văn hoá chữ Hán
          Sự diễn biến tự hình cổ kim của mỗi chữ Hán luôn mang trong nó bối cảnh văn hoá lịch sử từ thời Thương Chu Tần Hán trở đi, khảo sát kĩ nguồn gốc của mỗi chữ Hán cùng sự diễn biến, có thể thấy được những điều liên quan đến cuộc sống của cổ nhân cùng với văn hoá. Cổ sử học gia Trần Dần Khác 陈寅恪 cho rằng:
Phàm giải thích nhất tự, tức thị tác nhất bộ văn hoá sử
凡解釋一字, 即是作一部文化史
(Phàm giải thích một chữ, tức đã làm nên một bộ văn hoá sử.)
          Chữ Hán trục tung vượt qua thời gian 5000 năm, trục hoành vượt qua một vùng đất bao la mấy vạn dặm, thậm chí xa đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, khiến cho người Trung Quốc trong và ngoài nước dù tiếng nam tiếng bắc, phương ngôn dị âm, cũng đều dùng hình thức “chữ Hán” xem như “hương âm” 鄉音 (giọng nói quê hương) gặp gỡ chuyện trò thân thiết hỏi thăm nhau. Lực hướng tâm và hợp lực văn hoá của dân tộc triển hiện thông qua chữ Hán là điều mà các văn tự khác theo không kịp. Nhân đó có thể nói rằng:
Hán tự thị toàn cầu Hoa nhân cộng đồng đích hương âm.
漢字是全球華人共同的鄉音
(Chữ Hán là hương âm của cộng đồng người Hoa trên toàn cầu)
          Tuy Trung Quốc từng có dị tộc thống trị, nhưng các đời các triều lại đều lấy chữ Hán làm văn tự quan phương chủ yếu, đủ để chứng minh chữ Hán xác thực là nguyên tố then chốt quan trọng nối kết nam bắc Trung Quốc ở vào trạng thái thống nhất. (hết)

                                                        Huỳnh Chương Hưng
                                                         Quy Nhơn 05/6/2019

Nguồn
THÚ VỊ ĐÍCH GIÁP CỐT KIM VĂN
趣味的甲骨金文
Chủ biên: Du Quốc Khánh 游國慶
Quốc lập Cố Cung bác vật viện
Năm Dân Quốc thứ 103
Previous Post Next Post