CÔNG CHÚA VĂN
THÀNH VÀO ĐẤT TẠNG

Chẳng
bao lâu, Tùng Tán Can Bố phái sứ thần mang nhiều lễ vật đến triều Đường cầu
hôn. Đường Thái Tông lúc đầu chưa đồng ý. Sứ thần trở về sợ bị trừng phạt nên
đã nói gạt rằng:
-
Khi vừa đến triều Đường, triều Đường rất
hoan nghinh, đồng ý gả công chúa Văn Thành 文成 cho
đại vương. Nhưng sau Thổ Cốc Hồn 吐谷浑 cũng
đến cầu hôn, thiên tử triều Đường lại không đồng ý. Nhất định là Thổ Cốc Hồn đã
nói những lời không tốt.
Tùng
Tán Can Bố nghe qua rất giận, lập tức phát binh đánh Thổ Cốc Hồn. Lực lượng của
Thổ Cốc Hồn rất ít, vừa mới giao tranh đã bị đánh bại. Thế là Tùng Tán Can Bố lại
phái sứ thần mang nhiều lễ vật đến Trường An, đồng thời tuyên bố:
-
Chúng tôi đến đón công chúa Văn Thành, nếu
không gả công chúa cho Tán phổ (1), quân đội của chúng tôi theo sau
sẽ đến ngay!
Đường
Thái Tông nghe Thổ Phồn 吐蕃vô lễ như thế, liền phái Thượng thư bộ Lại Hầu Quân Tập 侯君集đem binh thảo phạt Thổ Phồn, kết
quả Tùng Tán Can Bố đại bại, rút binh về La
Ta 逻些
(tức Lhasa – ND).
Tùng
Tán Can Bố thấy triều Đường hùng mạnh như thế, vừa sợ vừa phục. Năm 640, Tùng
Tán Can Bố lại phái Đại tướng đắc lực là Lộc Đông Tán 禄东赞mang 5000 lượng vàng, mấy trăm
kiện kì trân dị bảo, một lần nữa đến Trường An cầu hôn. Đường Thái Tông hỏi cặn
kẽ Lộc Đông Tán về tình hình Thổ Phồn, cuối cùng bằng lòng hứa gả công chúa Văn
Thành xinh đẹp cho Tùng Tán Can Bố.
Đương
thời, có sứ thần của 5 nước đến Trường An cầu hôn, Đường Thái Tông quyết định
đưa ra mấy vấn đề khó để thử khảo sát các sứ thần, ai trả lời chính xác, sẽ gả công chúa Văn Thành cho quốc vương của người đó. Đường Thái Tông gọi thị tùng lấy
ra một viên trân châu và một sợi dây tơ, nói với các sứ thần:
-
Ai có thể xỏ sợi dây này xuyên qua lỗ của
viên trân châu, sẽ gả công chúa Văn Thành cho quốc vương của người đó.
Hoá
ra viên trân châu này có tên là “Cửu khúc trân châu” 九曲珍珠, ở giữa có một lỗ nhỏ quanh co
ngoằn ngoèo. Sợi dây tơ mềm làm sao có thể xuyên qua được? Mấy vị sứ thần cầm sợi
dây ngơ ngác. Chỉ có Lộc Đông Tán nghĩ ra một cách, ông tìm một con kiến, buộc
sợi dây tơ vào mình nó, rồi đem kiến thả vào một đầu của lỗ, sau đó thổi hơi vào. Qua một lúc sau, con kiến bò ra ở đầu lỗ bên kia, sợi dây cũng theo đó mà
xuyên qua được.
Tiếp
đó, Đường Thái Tông lại ra vấn đề thứ 2, sai người đánh xe ngựa dẫn đến 100 con
ngựa mẹ và 100 con ngựa con, bảo các sứ thần nhận ra được quan hệ mẹ con của
100 cặp ngựa đó. Khi các sứ thần thúc thủ vô phương, Lộc Đông Tán lanh lợi, đem
số ngựa con vây riêng ra, chỉ cho ăn cỏ mà không cho uống nước. Qua một ngày
sau, lại thả ngựa con ra, ngựa con khát nước liền tìm đến mẹ của nó để bú. Thế
là quan hệ mẹ con của chúng đã thấy rõ. Lộc Đông Tán nói rằng:
-
Đã đáp được 2 vấn đề khó, xin hoàng thượng
gả công chúa Văn Thành cho Tán phổ của chúng tôi đi!
Đường
Thái Tông nói rằng:
-
Hãy còn một vấn đề thứ 3, sau đó sẽ quyết
định.
Đêm
đó, chuông trống trong hoàng cung đều vang lên, Đường Thái Tông đột nhiên truyền
triệu tập sứ thần các nước vào cung, mấy vị sứ thần vội vàng ăn mặc chỉnh tề
nhanh chóng đến cung. Lộc Đông Tán nghĩ đến việc mình không quen đường, liền
ghi kí hiệu làm dấu ở những ngã rẽ hoặc nơi ngã tư. Sau khi 5 vị sứ thần đến đủ,
Đường Thái Tông liền nói:
-
Các khanh tự về đi, ai về đến chỗ của
mình trước, sẽ gả công chúa Văn Thành cho quốc vương người đó.
Lộc Đông
Tán theo kí hiệu đánh dấu nhanh chóng về đến chỗ mình trước tiên. 4 vị sứ thần kia
do không thuộc đường nên mãi đến trời sáng mới về tới.
Năm
641, Đường Thái Tông phái Thượng thư bộ Lễ, Giang Hạ Vương Lí Đạo Tông 江夏王李道宗hộ tống công chúa Văn Thành vào
đất Tạng. Tùng Tán Can Bố đích thân thống lĩnh quân đội đến Bá Hải 柏海 (nay là hồ Trát Lăng 扎陵tỉnh Thanh Hải 青海) nghinh đón.
Công
chúa văn Thành đến Thổ Phồn, không chỉ mang theo các loại ngũ cốc, hạt giống
các loại rau, mà còn mang theo cả công nghệ phẩm, dược liệu, trà cùng các loại
thư tịch. Về sau, công chúa Văn Thành đích thân chỉ dạy nông dân Thổ Phồn trồng
rau và trồng lúa, bảo những thợ người Hán lắp những cối xay dùng sức nước ở các
con sông nhỏ, dạy người dân Thổ Phồn xay lúa mạch. Thợ người Hán còn dạy người
dân Thổ Phồn cách luyện kim, chế tạo nông cụ, dệt vải, làm đồ gốm, còn ủ rượu,
làm giấy, chế mực v.v... Trước đó Thổ Phồn không có văn tự, gặp việc chỉ dùng
dây thắt nút, hoặc khắc phù hiệu lên tấm gỗ để biểu thị. Công chúa Văn Thành
khuyên Tùng Tán Can Bố nghĩ cách tạo chữ. Thế là Tùng Tán Can Bố lệnh cho Tang
Trát Bố 桑扎布nghiên cứu, về sau tạo ra được 30 tự mẫu và cách bính âm tạo câu, từ đó
Thổ Phồn đã có văn tự của mình.
Chú
của người dịch
1- Tán phổ 赞普:
Trong
Tân Đường thư – Thổ Phồn truyện 新唐书 - 吐蕃传 có ghi:
Kì tục vị hùng cường viết tán, trượng phu viết
phổ, cố hiệu quân trưởng viết “Tán phổ”.
其俗谓雄强曰赞, 丈夫曰普, 故号君长曰赞普.
(Tục
gọi hùng mạnh là “tán”, trượng phu là “phổ”, cho nên gọi vị quân trưởng là “Tán phổ”.)
Theo
https://baike.baidu.com/item.....
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 27/8/2018
Nguyên tác Trung văn
VĂN THÀNH CÔNG CHỦ NHẬP
TẠNG
文成公主入藏
Trong quyển
TRUNG HOA THƯỢNG HẠ
NGŨ THIÊN NIÊN
中华上下五千年
Chủ biên: Lí Tinh 李晶
Nam Kinh đại học xuất
bản xã, 2007
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật