BÁT ĐẾ SỦNG THẦN
TRƯƠNG TOÀN NGHĨA
Thời
Ngũ Đại là một trong những thời kì hỗn loạn nhất trong lịch sử Trung Quốc cổ đại.
Trong thời kì này, chém giết nhau thường xuyên xảy ra, bình dân chết không kì định, quan lại bản thân sáng không giữ được
đến chiều Quân phiệt hỗn loạn, ngoại tộc nắm chính quyền, quân chủ triều đại
thay nhau như đèn cù. Nhưng trong thời kì đó lại xuất hiện một viên quan phụng
sự 8 hoàng đế, làm quan trải 3 triều đại, người đó chính là tam đại hiển quan, bát
đế sủng thần Trương Toàn Nghĩa. 张全义.
Trương
Toàn Nghĩa sinh vào năm Bảo Lịch 宝历 thứ nhất đời Đường Kính Tông 唐敬宗 (năm 825), người Bộc Châu 濮州, vốn tên là Trương Cư Ngôn 张居言. Trương Toàn Nghĩa xuất thân bần
khổ, tổ tiên đều là nông dân. Sau khi Trương Toàn Nghĩa lớn lên, vì sự sinh tồn,
ông đã đến nha huyện địa phương làm bộc dịch, từng nhiều lần bị huyện lệnh sỉ
nhục. Nhân đó, khi quân khởi nghĩa của Vương Tiên Chi 王仙芝 công hạ vùng Bộc Châu, ông đã
tích cực tham gia đôi quân của Vương Tiên Chi. Sau khi Vương Tiên Chi thất bại,
ông lại đầu hàng đại quân khởi nghĩa Hoàng Sào 黄巢.
Chẳng
bao lâu, khởi nghĩa Hoàng Sào thất bại, Trương Toàn Nghĩa liền đầu hàng Tiết độ
sứ Hà Dương 河阳
là Chư Cát Sảng 诸葛爽.
Chư Cát Sảng nhiều lần phái Trương Toàn Nghĩa tiễu sát tàn dư quân khởi nghĩa
và nhóm quân phiệt khác, ông ra sức lập nhiều chiến công. Dưới sự tiến cử của
Chư Cát Sảng, Trương Toàn Nghĩa được làm Trạch Châu Thứ sử 泽州 刺史 triều Đường (nay là huyện Cao
Bình 高平
Sơn Tây 山西).
Về sau, Chư Cát Sảng bệnh và qua đời, bộ hạ của Chư Cát Sảng là Lí Hãn Chi 李罕 之 và Lưu Kinh 刘经 thù hận nhau cùng tranh đoạt Lạc
Dương 洛阳.
Lúc bấy giờ, Trương Toàn Nghĩa là bộ hạ của Lưu Kinh, Lưu Kinh cho rằng Trương
Toàn Nghĩa là người đắc lực, liền phái ông đi đối phó Lí Hãn Chi. Trương Toàn Nghĩa ra đến tiền tuyến, phát hiện
thế lực của Lí Hãn Chi rất lớn, sau khi suy tính lợi hại, Trương Toàn Nghĩa đến
với Lí Hãn Chi, đối địch lại với Lưu Kinh. Lưu Kinh thấy Trương Toàn Nghĩa phản
bội mình, đành hướng đến con của Chư Cát Sảng là Chư Cát Trọng 诸葛仲 xin cứu viện. Dưới sự phối hợp
của đại quân Chư Cát Trọng, Lưu Kinh đánh bại Lí Hãn Chi. Lí Hãn Chi thấy Lưu
Kinh cầu cứu người khác, cũng liền hướng đến đội quân trấn áp quân khởi nghĩa
là đại quân phiệt Lí Khắc Dụng 李克用 cầu viện. Dưới sự giúp đỡ của Lí Khắc Dụng, Lí Hãn Chi chuyển
bại thành thắng, chiếm lại được nhiều nơi. Như vậy, Trương Toàn Nghĩa lại được
Lí Hãn Chi tiến cử làm Hà Nam
doãn 河南尹.
Vùng
Hà Nam không dễ quản lí, Lí Hãn Chi là vị quân phiệt chỉ biết tác chiến, đối với
việc an dân, tổ chức sản xuất lại không biết gì, ông hai ba lần hướng đến
Trương Toàn Nghĩa thúc giục vật phẩm quân nhu. Đương thời đời sống nhân dân khốn
khó, người chết đói đầy đường, quân lương thiếu
trầm trọng, mặc dù Trương Toàn Nghĩa ra sức cung ứng, nhưng vẫn không có
cách gì thoả mãn nhu cầu. Lí Hãn Chi tính
cách nóng nảy, hễ một chút không vừa ý là ông ta trách phạt quan viên đưa lương
thực là Trương Toàn Nghĩa, khiến không ai dám nhận việc đưa lương. Trong tình
hình đó, nhiều bộ hạ của Lí Hãn Chi khuyên Trương Toàn Nghĩa làm phản, nhưng
Trương Toàn Nghĩa không hề biểu lộ thanh sắc.
Trương
Toàn Nghĩa một mặt ngoài mặt thuận tùng Lí Hãn Chi, ra sức thoả mãn yêu cầu
quân lương của Lí Hãn Chi, khiến Lí Hãn Chi không nghi ngờ; mặt khác, Trương
Toàn Nghĩa tích cực chuẩn bị, đợi thời cơ. Năm Văn Đức 文德 thứ nhất đời Đường Hi Tông 唐僖宗 (năm 888), Lí Hãn Chi đem quân
đánh 2 châu Tấn 晋
và Giáng 绛,
Trương Toàn Nghĩa dẫn binh mã của mình chiếm lĩnh dễ dàng Hà Dương của Lí Hãn Chi,
tự phong là Hà Dương Tiết độ sứ. Đối với sự kiện đó, Lí Hãn Chi vô cùng tức giận,
lập tức cầu viện Lí Khắc Dụng, Lí Khắc Dụng liền phái binh mã đi giúp Lí Hãn
Chi thu phục Hà Dương. Trương Toàn Nghĩa liên hệ với quân phiệt Chu Ôn 朱温 xin giúp đỡ, Chu Ôn cũng đang
muốn khuếch trương thế lực, liền vui vẻ nhận lời, phái binh giúp Trương Toàn
Nghĩa trấn giữ Hà Dương. Khi đội quân của Lí Khắc Dụng đến, viện quân của Chu
Ôn đã dàn trận nghiêm chỉnh đang đợi, đội quân của Lí Khắc Dụng không biết làm
sao đành rút lui.
Chu
Ôn giúp Trương Toàn Nghĩa, từ đó, Trương Toàn Nghĩa đầu bôn Chu Ôn. Chu Ôn đối
với việc Trương Toàn Nghĩa quy phụ mình không hề yên tâm, lo ông làm phản. Thế
là, cấp cho Trương Toàn Nghĩa quân hàm Kiểm hiệu Tư không 检校司空, không có thực tế binh quyền, đồng
thời vẫn để ông làm Hà Nam Doãn, lo tổ chức sản xuất.
Đến
Lạc Dương, Trương Toàn Nghĩa chỉ nhìn thấy một cảnh tượng hoang lương tàn bại.
Lạc Dương tuy là danh đô, nhưng từ sau loạn An Sử, nhiều lần bị phá hoại, trong
cuộc hỗn chiến quân phiệt cuối đời Đường, Lạc Dương càng bị tàn phá nhiều hơn.
Khi
trị lí Lạc Dương, Trương Toàn Nghĩa đích thân tham gia lao động, quan tâm sản
xuất, cũng quan tâm đến đời sống của nhân dân. Ông thường đi tuần thị, thấy ruộng
nào tươi tốt, liền thưởng cho chủ nhân ruộng đó, thấy ruộng nào không tốt thì
trách phạt. (còn tiếp)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 28/9/2017
Nguyên tác Trung văn
BÁT ĐẾ SỦNG THẦN
TRƯƠNG TOÀN NGHĨA
八帝宠臣张全义
Trong quyển
TRUNG HOA THƯỢNG HẠ
NGŨ THIÊN NIÊN
中华上下五千年
Chủ biên: Lí Tinh 李晶
Nam Kinh đại học xuất
bản xã, 2007
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật