VÀI NÉT VỀ BỘ “THUYẾT VĂN GIẢI TỰ”
Bộ tự
điển sớm nhất của Trung Quốc khảo cứu về từ nguyên và phân tích một cách có hệ
thống đó là Thuyết Văn Giải Tự 说文解字 do Hứa Thận 许慎 (58 – 147) thời Đông Hán biên soạn.
Sách
này được viết bắt đầu từ năm Vĩnh Nguyên 永元 thứ 12 (năm 100) đời Hoà Đế 和帝 thời Đông Hán, hoàn thành vào năm Kiến Quang 建光 thứ nhất (năm 121) đời An Đế 安帝
thời Đông Hán. Thu thập tổng cộng 9353 chữ. Sách dựa theo hình thể văn tự và kết
cấu thiên bàng, phân ra 540 bộ, sáng lập đầu tiên cách sắp xếp chữ Hán theo bộ,
dùng lí luận “lục thư” (1) giải thích văn tự, xác lập hệ thống “lục
thư”, bảo tồn hệ thống cách viết triện văn, bảo tồn cổ âm cổ huấn từ đời Hán trở
về trước, cung cấp tư liệu tham khảo quan trọng cho Cổ văn tự học, Hán ngữ từ
nguyên học và Cổ âm học. Nguyên bản của sách sớm đã thất truyền, truyền bản hiện
nay là 2 bản chỉnh lí của Từ Huyền 徐铉 thời Bắc Tống và của
Từ Khải 徐锴 thời Ngũ Đại.
Chú của người
dịch
1- Lục thư 六书: Lục thư là 6
cách tạo nên văn tự Trung Quốc.
Lục thư
gồm: tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh, chuyển chú, giả tá. Trong đó tượng
hình và chỉ sự đều là loại chữ “độc thể” (独体),
tự hình không thể phân tích, gọi là “văn” (文).
Hội ý và hình thanh là loại chữ “hợp thể” (合体)
có thể phân tích được, gọi là “tự” (字). Bốn loại trên là
phương pháp cơ bản cấu tạo văn tự, còn chuyển chú và giả tá là cách bổ sung cho
cấu tạo văn tự. Trong lục thư, chữ
tượng hình có sớm nhất, chữ hình thanh nhiều nhất. Theo thông kê của Chu Tuấn
Thanh (朱骏声), với 9353 chữ trong Thuyết văn, loại chỉ sự có 125 chữ, loại tượng hình có 364 chữ, loại
hội ý có 1167 chữ, loại hình thanh có 7697 chữ.
Phương
pháp cơ bản tạo chữ là tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh.
Phương
pháp để bổ sung cách tạo chữ là chuyển chú, giả tá.
Loại chữ
độc thể không thể phân tích gọi là văn, có tượng hình, chỉ sự.
Loại chữ
hợp thể có thể phân tích gọi là tự, có hội ý, hình thanh.
Sự khác
nhau giữa tượng hình và chỉ sự là: tượng hình là “vật” cụ thể, còn chỉ sự là “sự”
trừu tượng.
Sự khác
nhau giữa hội ý và hình thanh là: hội ý là “hình phù” + “hình phù”, còn hình
thanh là “hình phù” + “thanh phù”. (ND)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn
20/11/2016
Nguồn
VĂN NGÔN VĂN TOÀN GIẢI
文言文全解
Chủ biên: Thẩm Diễm Xuân 沈艳春
Đô
Hưng Đông 都兴东
Hà
Thục Quyên 何淑娟
Cát Lâm Đại học xuất bản xã, 2003.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật