Dịch thuật: Tần Thuỷ Hoàng chuyển dời hào phú

TẦN THUỶ HOÀNG CHUYỂN DỜI HÀO PHÚ

          Trong quá trình Tần diệt 6 nước, một số cựu quý đạt quan và danh lưu hào phú thấy đại thế đã hết, liền chạy trốn khắp nơi, mai danh ẩn tính, có một số thậm chí lấy dư uy chiêu binh mãi mã, tụ tập lực lượng, mưu đồ trổi dậy, trùng chỉnh sơn hà. Sau khi Hàn, Triệu, Nguỵ bị diệt, “Đại phu của tam Tấn đều không đi sứ nước Tần, tại đất A đất Quyên có đến mấy trăm người”. Trương Lương 张良, cựu quý tộc nước Hàn “đem hết gia tài để mưu việc tìm người giết Tần Vương”; Sau khi Sở mất, các quan Đại phu không muốn vì nước Tần, đã đào thoát có đến mấy trăm người, thậm chí tương đương với cả một thời gian dài, nước Sở thịnh hành câu dân dao:
Sở tuy tam hộ, vong Tần tất Sở
楚虽三户, 亡秦必楚
(Cho dù Sở chỉ còn 3 thị tộc, cũng có thể tiêu diệt được Tần)
          Làm thế nào để đề phòng âm mưu trổi dậy của cựu quý tộc 6 nước, trước sau là nỗi lo lớn của triều Tần.
          Nhằm đối với tình thế này, triều Tần ngoài việc treo thưởng cho ai bắt được cựu quý tộc đào vong, còn thực thi một loạt cưỡng chế di dời.
Sau khi phá Nguỵ, dời đô Đại Lương 大梁 của Nguỵ đến đất Phong (nay là huyện Phong, Giang Tô), đem nhà hào phú họ Khổng chuyên về rèn sắt cùng bọn không theo khuôn phép đưa đến Nam Dương 南阳.
Sau khi diệt Triệu, đày Triệu Vương đến Phòng Lăng 房陵 (nay là huyện Phòng, Hồ Bắc), dời hào phú ở đó đến Ba Thục 巴蜀
Sau khi diệt Tề, đưa Tề Vương đến đất Cộng (nay là huyện Huy Nam). Năm Thuỷ Hoàng thứ 26 (năm 221 trước công nguyên) đã dời chuyển một cách quy mô “12 vạn hộ hào phú trong thiên hạ ở Hàm Dương 咸阳, năm Thuỷ Hoàng thứ 35 (năm 212 trước công nguyên), lại dời 3 vạn nhà ở Lệ Ấp 丽邑, 5 vạn nhà ở Vân Dương 云阳”.
          Tần Thuỷ Hoàng dời những cựu quý tộc, hào phú này rốt cuộc với ý đồ gì?
Một mặt chia 2 những cựu quý tộc, hào phú này để họ mất đi tài nguyên kinh tế và chính trị, nếu gặp phải đả kích thì là đòn trí mạng, họ sẽ không có cơ sở để phạm thượng làm loạn. Rất nhiều hào phú rời xa quê hương, không thể không vất bỏ gia sản, lực lượng kinh tế gặp phải sự suy yếu nghiêm trọng, như hào phú họ Trác ở nước Triệu nước mất phải dời đến Thục, khi rời bỏ quê nhà, “chỉ độc hai vợ chồng đẩy xe, đi đến nơi xa”. Đánh vào những hào phú này, khiến thế lực cát cứ phong kiến mất đi chỗ dựa kinh tế độc bá một vùng. Mặt khác cũng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đô thành Hàm Dương nước Tần cùng Ba Thục. Có một số hào phú sau khi dời chuyển giàu trở nên giàu có một phương. Như hào phú họ Khổng nước Nguỵ đã nói ở trên sau khi dời đến Nam Dương, tiếp tục kinh doanh nghề thép, “đúc trống lớn, quy hoạch ao nuôi cá, tập kết ngựa xe thành đoàn chu du chư hầu, nhân đó mà thương nghiệp có lợi”. Những hào phú này tại nơi ở mới kinh doanh công thương nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương và tăng thêm thuế khoá cho triều Tần, củng cố cơ sở kinh tế thống trị của triều Tần, có lợi cho sự thống nhất quốc gia và ổn định xã hội.

                                                           Huỳnh Chương Hưng
                                                           Quy Nhơn 14/11/2016

Nguyên tác Trung văn
THIÊN TỈ HÀO PHÚ
迁徙豪富
Trong quyển
THỐNG NHẤT VƯƠNG TRIỀU ĐÍCH ĐẢN SINH – TẦN
统一王朝的诞生 -
Chủ biên: “Đồ thuyết Trung Quốc lịch sử”
Trường Xuân - Cát Lâm xuất bản tập đoàn hữu hạn trách nhiệm công ti, 2006
Previous Post Next Post