Dịch thuật: Tuyệt thế hồng nho

TUYỆT THẾ HỒNG NHO

          Đổng Trọng Thư 董仲舒 là tư tưởng gia và chính trị gia đời Hán, nhậm chức Bác sĩ đời Cảnh Đế 景帝, giảng sách Công Dương Xuân Thu 公羊春秋.
          Năm Nguyên Quang 元光 thứ nhất đời Hán Vũ Đế 汉武帝 trong bài viết nổi tiếng Cử hiền lương đối sách 举贤良对策, yếu điểm cơ bản trong hệ thống triết học mà ông đề xuất, đồng thời kiến nghị “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật” đã được Hán Vũ Đế chấp nhận. Sau đó, ông nhậm chức Quốc Tướng 10 năm cho Giang Đô Dị  (Dịch ?) Vương Lưu Phi 江都易王刘非. Năm Nguyên Sóc 元朔 thứ 4, ông nhậm chức Quốc Tướng cho Giao Tây Vương Lưu Đoan 胶西王刘端, 4 năm sau từ chức về quê. Từ đó trở đi, ông ở tại quê nhà viết sách.
          Đổng Trọng Thư tuy ẩn cư tại gia, nhưng triều đình mỗi khi đại nghị , Vũ Đế vẫn luôn cho sứ giả cùng quan Đình uý đến nhà ông để hỏi  việc, trưng cầu ý kiến của ông. Đổng Trọng Thư lấy Công Dương Xuân Thu 公羊春秋 làm y cứ, đem thiên đạo quan tôn giáo từ đời Chu trở đi và học thuyết âm dương ngũ hành tổng hợp lại, hấp thu tư tưởng Pháp gia, Đạo gia, Âm Dương gia , kiến lập nên một hệ thống tư tưởng mới, trở thành triết học thống trị quan phương đời Hán, đối với một loạt những vấn đề như triết học, chính trị, xã hội, lịch sử đã có những trả lời tương đối hệ thống. Học thuyết của ông chủ yếu bao gồm mấy phương diện dưới đây:
1- Học thuyết “thiên”
          Trong hệ thống triết học của Đổng Trọng Thư, “thiên” là khái niệm triết học tối cao, chủ yếu chỉ trời thần linh, có ý chí, tri giác, có thể chủ tể nhân cách thần của vận mệnh người đời. Đổng Trọng Thư đem thuộc tính đạo đức gán cho trời, khiến trời được thần bí hoá, luân lí hoá. Đồng thời, Đổng Trọng Thư hấp thu tư tưởng Âm Dương ngũ hành kiến lập nên mô hình vũ trụ lấy âm dương ngũ hành làm cơ sở. Cho rằng tứ thời âm dương, ngũ hành đều là sự biến hoá của sấm, chớp, gió, mưa, sương, tuyết ... đều là kết quả của tác dụng hai khí âm dương tương hỗ. Đổng Trọng Thư lấy sự vận hành của thiên thể nói thành sự thể hiện của ý thức đạo đức và mục đích. Cho rằng trời nhậm dương không nhậm âm, hiếu đức không hiếu hình. Sự biến hoá của bốn mùa thể hiện sự nhân đức của trời lấy sinh dục nuôi dưỡng làm công việc. Đổng Trọng Thư cấp cho trời thuộc tính đạo đức, hiện tượng tự nhiên trở thành hoạt động có ý thức, có mục đích của thần, thậm chí mặt trời, mặt trăng cùng tinh tú, gió, mưa, sương, tuyết cũng trở thành sự thể hiện tình cảm và ý thức của trời.
2- Học thuyết nghĩa trọng hơn lợi
          Đổng Trọng Thư kế thừa nghĩa lợi quan của Khổng Tử, Mạnh Tử thời Tiên Tần, đề xuất chủ trương “chính kì đạo bất mưu kì lợi, tu kì lí bất cấp kì công” 正其道不谋其利, 修其理不急其功 (ngay thẳng với đạo mà không cầu lợi ích, theo cái lí của việc mà không gấp phải thành công), cường điệu nghĩa trọng hơn lợi. Về quan hệ giữa chí và công, ông cường điệu chí, chủ trương gốc ở việc và nguồn ở chí, chí tà không đợi thành, cho rằng động cơ (chí) bất thiện thì có thể trừng phạt, không cần phải đợi đến lúc trở thành sự thực.
3- Lịch sử quan và tư tưởng chính trị xã hội
          Đổng Trọng Thư cho rằng, lịch sử là sự tuần hoàn không ngừng của tam thống “xích hắc bạch” (赤黑白 – đỏ đen trắng). Mỗi một vị tân vương nhận mệnh, phải căn cứ vào tam thống xích hắc bạch mà thay đổi chính sóc, thay đổi màu sắc y phục, đó gọi là “tân vương tất cải chế”, nhưng “đại cương nhân luân, đạo đức, chính trị, giáo hoá, tập tục, văn nghệ đều như cũ”, nguyên tắc căn bản của xã hội phong kiến không thể biến đổi. “Vương là danh có sự cải chế, là thực không thay đổi đạo”. Tư tưởng hình nhi thượng “thiên bất biến đạo cũng bất biến” này, về sau đã trở nên xơ cứng của cương thường danh giáo vạn cổ bất diệt của xã hội phong kiến, có tác dụng cản trở sự phát triển xã hội. Thời đại mà Đổng Trọng Thư sống, đất đai kiêm tính ngày càng nghiêm trọng, mâu thuẫn giai cấp ngày càng kịch liệt, quan liêu, quý tộc, hầu vương dựa vào đặc quyền phong kiến, đối với đất đai đã tiến hành chiếm đoạt với quy mô lớn, việc phạm pháp vượt quá hành vi quy định vô cùng nghiêm trọng. Đối với tình hình này, Đổng Trọng Thư đề xuất “hạn dân danh điền” 限民名田 (1), phế bỏ thực hiện chế độ diêm thiết quan, chủ trương giảm nhẹ bóc lột và áp bức đối với nông dân, tiết kiệm sức dân, giữ đúng nông thời, khiến đất đai và sức lao động kết hợp tương đối ổn định, làm dịu mâu thuẫn giai cấp, thúc đẩy sự phát triển xã hội, củng cố quốc gia phong kiến thống nhất, những kiến nghị và chủ trương này đương thời có ý nghĩa tiến bộ. Đổng Trọng Thư đã thần học hoá Nho học, cung cấp cho chế độ phong kiến lúc bấy giờ căn cứ lí luận chủ yếu. Nhân đó mà ông được tôn đứng đầu quần Nho, trở thành lí luận gia trọng yếu của đời Hán và cả xã hội phong kiến Trung Quốc.
          Trước tác của Đổng Trọng Thư rất nhiều, theo Hán Thư – Đổng Trọng Thư truyện 汉书  - 董仲舒传: “phàm 123 thiên”, thêm những lời thuyết về Ngọc Bôi 玉杯  trong Xuân Thu 春秋 10 thiên với hơn mười mấy vạn lời. Hiện tồn có Xuân Thu Phồn Lộ 春秋繁露 cùng những bài văn do Nghiêm Khả Quân 严可均 trích lục được 2 quyển trong Toàn Hán Văn 全汉文.
          Do bởi Đổng Trọng Thư hướng đến Hán Vũ Đế đề xuất lấy tư tưởng Nho gia để trị nước, phương châm “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật” của ông đã ảnh hưởng hơn 2000 năm nay ở Trung Quốc. 

Chú của người dịch
1- Hạn dân danh điền 限民名田: tức chủ trương hạn chế số ngạch tư nhân chiếm hữu đất đai. Thời Hán Vũ Đế, đất đai kiêm tính vô cùng nghiêm trọng, mâu thuẫn giai cấp giữa đại địa chủ với quảng đại nông dân cực kì gay gắt. Để củng cố sự thống trị phong kiến, ổn định trật tự xã hội, Đổng Trọng Thư đã đề xuất chủ trương hạn điền.
          Nguồn http://baike.baidu.com/view/103105.htm

                                                        Huỳnh Chương Hưng
                                                        Quy Nhơn 29/10/2016
Nguyên tác Trung văn
TUYỆT THẾ HỒNG NHO
绝世鸿儒
Trong quyển
BÁCH GIA TÍNH
百家姓
Biên soạn: Triệu Dương 赵阳
Cát Lâm Đại học xuất bản xã, 2005
Previous Post Next Post