Dịch thuật: Nhà Tần phấn phát quật khởi

NHÀ TẦN PHẤN PHÁT QUẬT KHỞI

          Có lẽ cơ duyên trùng hợp, thời kì Doanh Tần 嬴秦 sáng lập khớp với lúc nhà Tây Chu suy vong. Cuối thời Tây Chu, vương đạo suy vi, luôn bị nội ưu ngoại hoạn, cuối cùng bị Khuyển Nhung diệt. Sau khi Bình Vương dời đô, vương thất trấn giữ một vùng, quyền uy thiên tử đã không còn. Tương ứng với đó, xã hội đang tiến vào thời kì trọng yếu của sự phân liệt, biến động và thay đổi  to lớn. Quyền lực của vương triều Chu xuống dốc, lễ nhạc chinh phạt cũng không xuất phát từ thiên tử, mà dần rơi vào tay chư hầu, thế khanh, thậm chí “bồi thần chấp chính, đại phu thế lộc”. Triều Chu suy yếu đã cung cấp cho Doanh Tần cơ hội lịch sử khó có để quật khởi. Thời Xuân Thu “chính do phương bá” 政由方伯, vương thất triều Chu gặp phải sự lăm le muốn chiếm đoạt trung nguyên của Sở Trang Vương 楚庄王, đến thời Chiến Quốc “tàm thực kình thôn” 蚕食鲸吞 đã bị cường Tần tiêu diệt.
          Người Tần có lẽ từ chỗ tổ tiên thiện ngự có được sự gợi ý, họ tăng cường điều khiển thời cuộc thành thạo, khống chế chính trị. Lúc cục diện Tây Chu Đông Chu biến đổi, Tần Tương Công 秦襄公 đã tích luỹ vốn chính trị hùng hậu. Chu U Vương 周幽王 trọng dụng gian nịnh, hoang dâm vô đạo, sủng ái Bao Tự 褒姒, phế trưởng lập thứ, đốt lửa giễu chư hầu, bỏ ngàn vàng để lấy nụ cười, cuối cùng gây nên cái hoạ diệt thân. Khi U Vương một lần nữa đốt lửa cầu cứu, chư hầu không ngó ngàng gì  đến, Tần Tương Công lập tức cần vương, dẫn binh cứu nhà Chu, bảo vệ vương thất, lập thái tử đã bị phế là Nghi Cữu 宜臼 (tức Chu Bình Vương), sau lại dẫn đại binh hộ tống Bình Vương dời đô, công lao to lớn. Bình Vương phong Tương Công được xếp vào hàng chư hầu, “ban cho vùng phía tây đất Kì ”. Tương Công phong tước tứ sĩ, Doanh Tần không chỉ có được danh phận chính trị quan trọng, mà còn đặt yên “nền tảng vương nghiệp”, hơn nữa đã kế thừa chính trị, kinh tế, di sản văn hoá của Hoa hạ, được thiên tử ban cho cờ hiệu “tôn vương nhương di” 尊王攘夷, mở rộng cương vực một cách hợp pháp, trong số những đấu sĩ nước lớn thời Xuân Thu Chiến Quốc, luôn là một đấu sĩ trọng yếu.
          Lúc đầu lập quốc, Tần vượt Lũng Bản 陇阪 phía đông, men theo sông Vị nhanh chóng tiến xuống. Để củng cố vùng phía tây đất Kì, Tần Tương Công “phạt Nhung đến đất Kì” vén tấm màn đông tiến. Do bởi trường kì chinh chiến lao khổ, Tần Tương Công xuất sư chưa thắng đã qua đời, ôm hối tiếc mà ngủ yên nơi Kì sơn. Mãi đến năm 763 trước công nguyên, Tần Văn Công 秦文公 mới hoàn toàn chiếm lĩnh Kì sơn. Ông đem vùng phía đông đất Kì dâng lên Chu thiên tử, cố gắng xây dựng Kì tây, thu nạp di dân chung quanh, phát triển nông canh, dần từng bước đứng vững ở phía tây quan trung. Trải qua mấy đời gian khổ, nước Tần quét sạch tam nhưng, dẹp yên chư hầu quan nội. Trung tâm chính trị nước Tần trước sau 6 lần dời về phía đông, từ vùng đất cũ chốn biên thuỳ phía tây đến nơi sông Khai và sông Vị gặp nhau. Mỗi lần dời đô đều khuếch trương thực lực, cũng là nhắm đến khởi điểm việc mở rộng phía đông lần tới.
Tần trung tự cổ đế vương châu (1)
秦中自古帝王州
(Vùng Tần trung xưa nay là vùng đất đế vương)
Khu vực quan trung đất đai màu mỡ, hình thế hiểm trở, nhân tài hội tụ. “Bát bách lí Tần xuyên” 八百里秦川 cuối cùng thành “đế vương chi cơ” 帝王之基 không chỉ nhân vì có thể ngồi hưởng thiên thời địa lợi, mà còn ở chỗ tiên dân Hoa Hạ cùng mưu hoạch trù tính với mấy đời Doanh Tần.
          Nhà Chu mất hươu, quần hùng theo đuổi. Tần Mục Công 秦穆公 dùng người hiền năng, trọng dụng Kiển Thúc 蹇叔, thu nạp Bách Lí Hề 百里奚 và Do Dư 由余, dưới sự mưu đoán giúp đỡ của họ, định ra đồng thời chấp hành phương lược giao thiệp với Tấn và thu phục Tấn, hoà Nhung và chế Nhung. Tần ngồi chốn quan trung, phía đông kết thành “Tần Tấn chi hảo”, tiến đến 4 lần thu phục cường Tấn, phía tây thảo phạt Nhung Địch, mở rộng cương vực làm bá Tây Nhung. Điều này không chỉ khiến cho Tần đứng vào hàng ngũ bá, mà còn càng thực hiện mộng tưởng xua đuổi và hàng phục Nhung Địch. Thời Mục Công tuy luôn phồn thịnh, nhưng vần còn tàn bạo và bảo thủ khuyết điểm. Mục Công một đời anh minh, lúc sắp mất đã lệnh cho tuẫn táng 177 người bao gồm cả con em quý tộc trong đó, điều đó đã dẫn đến sự bất mãn và chống đối đối với chế độ nô lệ. Về sau nước Tần trường kì đình trệ, chinh phát phía đông mất đi sự sắc bén, thậm chí bị cường Tấn chống cự bên ngoài Hàm Cốc quan 函谷关, duy trì địa vị nước lớn một cách miễn cưỡng.
Chú của người dịch
1- Băt đầu từ thời Chu, đã có 13 vương triều kiến đô tại Thiểm Tây 陕西, lần lượt là: Tây Chu 西周, Tần , Hán , Tân Mãng 新莽, Tây Tấn 西晋, Tiền Triệu , Tiền Tần 前秦, Hậu Tần 后秦, Đại Hạ 大夏, Tây Nguỵ 西魏, Bắc Chu 北周, Tuỳ , Đường .
          Trong số các vương triều này, trừ trung tâm của nước Đại Hạ kiến lập tại Tĩnh Biên 靖边 phía bắc Thiểm Tây ra, các vương triều khác đều kiến đô tại khu vực quan trung. Quan trung tức “Tần trung” 秦中, chỉ khu vực bình nguyên sông Vị lấy Trường An 长安 làm trung tâm. Từ xưa nơi đây còn được gọi là “Lục Hải” 陆海, “Thiên Phủ” 天府. Đặc biệt là thời Tần, sau khi kiến tạo công trình thuỷ lợi to lớn (Trịnh quốc cừ 郑国渠) nơi đây càng trở nên trù phú, được người xưa gọi là “thiên phủ chi quốc” ...
          Câu Tần trung tự cổ đế vương châu trong Thu hứng 秋興  bài thứ 8 của Đỗ Phủ 杜甫.

                                                           Huỳnh Chương Hưng
                                                            Quy Nhơn 15/6/2016

Nguyên tác Trung văn
PHẤT PHÁT QUẬT KHỞI
 奋发崛起
Trong quyển
THỐNG NHẤT VƯƠNG TRIỀU ĐÍCH ĐẢN SINH – TẦN
统一王朝的诞生 -
Chủ biên: “Đồ thuyết Trung Quốc lịch sử”
Trường Xuân - Cát Lâm xuất bản tập đoàn hữu hạn trách nhiệm công ti, 2006
Previous Post Next Post