SỰ KHU BIỆT GIỮA “HÁN NGỮ” VÀ “TRUNG
VĂN”
“Hán ngữ”
汉语 và “Trung văn” 中文
là hai khái niệm vừa có mối liên hệ vừa có sự khu biệt. “Hán ngữ” là nói tắt của
“Hán tộc ngữ ngôn” 汉族语言. Trung Quốc là một đất nước nhiều dân tộc, ngoài Hán
tộc ra, còn có ngôn ngữ của các dân tộc anh em khác như Mông, Tạng, Triều Tiên,
Duy Ngô Nhĩ … Hán ngữ mà thường nói, không bao gồm ngôn ngữ của các dân tộc
khác, nhưng bao gồm phương ngôn của các khu vực sử dụng Hán ngữ.
“Trung
văn” là nói tắt của “Trung Quốc ngữ văn” 中国语文, nó với “Hán ngữ” có sự khu biệt, nói một cách nghiêm túc, Hán ngữ chỉ
là ngôn ngữ mà miệng nói, tai nghe, còn “Trung văn” bao gồm cả nội dung xem và
viết. Ngoài ra, Trung văn cũng bao gồm ngữ văn của các dân tộc anh em, ví dụ
như, Đại học Tân Cương đã đem Giáo trình
Ngữ văn Duy Ngô Nhĩ đưa vào Khoa Trung văn.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 02/4/2016
Nguồn
VĂN NGÔN VĂN TOÀN GIẢI
文言文全解
Chủ biên: Thẩm Diễm Xuân 沈艳春
Đô
Hưng Đông 都兴东
Hà
Thục Quyên 何淑娟
Cát Lâm Đại học xuất bản xã, 2003.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật