Dịch thuật: "Bách gia chư tử" gồm những học phái nào?

“BÁCH GIA CHƯ TỬ” GỒM NHỮNG HỌC PHÁI NÀO?

          Từ cuối thời Xuân Thu cho đến thời Chiến Quốc là thời kì quá độ của xã hội Trung Quốc từ xã hội nô lệ hướng đến xã hội phong kiến, từ chính trị đến kinh tế đều phát sinh sự biến hoá kịch liệt. Sự biến hoá này đã mang lại bước nhảy vọt về học thuật mà trước đó chưa từng có, các học phái khác nhau về giai cấp, khác nhau về giai tầng đã triển khai những cuộc tranh luận mạnh mẽ, hình thành cục diện bách gia tranh minh. Gọi là “bách gia chư tử” 百家诸子, cũng gọi là “Tiên Tần chư tử” 先秦诸子, “tử” là là mĩ xưng hoặc tôn xưng đối với đàn ông. “Chư tử” 诸子 chỉ nhân vật đại biểu của các học phái.
Tư Mã Thiên 司马迁 trong Luận lục gia yếu chỉ 论六家要旨 nói đến chư tử có 6 nhà: Âm Dương 阴阳, Nho , Mặc , Danh , Pháp , Đạo .
Ban Cố 班固 trong Hán thư – Nghệ văn chí 汉书 - 艺文志 nói đến chư tử  có 10 nhà: Nho , Đạo , Âm Dương阴阳, Pháp , Danh , Mặc , Tung hoành 纵横, Tạp, Nông , Tiểu thuyết 小说.
Trong Tuỳ thư – Kinh tịch chí 隋书 - 经籍志 nói đến chư tử có 14 nhà:
Nho , Đạo , Pháp , Danh , Mặc , Tung hoành 纵横, Tạp, Nông , Tiểu thuyết 小说, Binh , Thiên văn 天文, Lịch số 历数, Ngũ hành 五行, Y phương 医方.
          Trong số đó, có 4 nhà gồm: Nho (người khai sáng là Khổng Tử 孔子), Mặc (người khai sáng là Mặc Địch 墨翟, Đạo, Pháp là có ảnh hưởng lớn nhất.

                                                                 Huỳnh Chương Hưng
                                                                Quy Nhơn 20/02/2016

Nguồn
VĂN NGÔN VĂN TOÀN GIẢI
文言文全解
Chủ biên: Thẩm Diễm Xuân 沈艳春
            Đô Hưng Đông 都兴东
             Hà Thục Quyên 何淑娟
Cát Lâm Đại học xuất bản xã, 2003.
Previous Post Next Post