Dịch thuật: Chữ "tốt" trong Hán ngữ cổ

CHỮ “TỐT” TRONG HÁN NGỮ CỔ

1- Bộ binh:
Trong Tả truyện - Ẩn Công nguyên niên 左傳 - 隱公元年 có câu:
Cụ tốt thặng
具卒乘
(Chuẩn bị binh mã chiến xa)
Và trong Thành Công thập lục niên 成公十六年:
Thần chi tốt thực bôn
臣之卒實奔
(Sĩ binh của thần quả thực thua chạy)
2- Cuối cùng, rốt cuộc:
Trong Chiến quốc sách  - Triệu sách tam 戰國策 - 趙策三 có câu:
Tốt vi thiên hạ tiếu
卒為天下笑
(Cuối cùng bị thiên hạ chê cười)
3- Chết. Thời thượng cổ dùng để chỉ riêng chư hầu đại phu chết.
          Trong Tả truyện – Hi Công tam thập nhị niên 左傳 - 僖公三十二年:
Đông, Tấn Văn Công tốt
, 晉文公卒
(Mùa đông, Tấn Văn Công qua đời)
4- Thông với chữ (thốt): dáng vẻ vội vàng.
          Trong Mạnh Tử - Lương Huệ Vương thượng 孟子 - 梁惠王上:
Thốt nhiên vấn viết: “Thiên hạ ô hồ định?”
卒然問曰: “天下惡乎定?”
(Vội vàng hỏi: “Thiên hạ bao giờ yên định?”)

Phân biệt “quân”  “sĩ” , “tốt” và “binh”.
          “Quân” là danh từ tập thể, khác với “sĩ”, “tốt”, “binh”.
          Thời cổ “binh” và “tốt” cũng có sự khu biệt lớn: “tốt” chỉ chiến sĩ; “binh” chỉ khí giới. Trong Tả truyện – Văn Công thất niên 左傳文公七年 có câu:
Huấn tốt lợi binh
訓卒利兵
(Huấn luyện chiến sĩ, làm bén nhọn binh khí)
“tốt” là con người, cho nên nói huấn luyện; còn “binh” là các loại như qua, mâu, cho nên cần phải làm cho “lợi” ( mài, khiến cho chúng bén nhọn).
          Còn sự phân biệt giữa “sĩ” và “tốt” là: khi tác chiến, sĩ trên chiến xa; còn tốt thì đi bộ, chạy bộ.


                                                        Huỳnh Chương Hưng
                                                        Quy Nhơn 07/10/2015

Nguyên tác Trung văn trong
CỔ ĐẠI HÁN NGỮ
古代漢語
(tập 1)
Chủ biên: Vương Lực 王力
Trung Hoa thư cục, 1998.
Previous Post Next Post