Dịch thuật: Trận chiến Thành Bộc

TRẬN CHIẾN THÀNH BỘC

          Năm 632 trước công nguyên (năm Tấn Văn Công晋文公thứ 25, Tần Mục Công 秦穆公thứ 28), nước Sở dốc hết lực lượng vây đánh nước Tống, nước Tống cầu cứu nước Tấn. Quân Tấn không phát động công kích quân Sở trước tiên mà là tấn công minh quốc của nước Sở là Vệ và Tào. Đồng thời, nước Tề và nước Tần cũng phái binh hội sư cùng nước Tấn. Nước Lỗ vốn trước đây là đồng minh của nước Sở thấy tình thế không hay cũng phản Sở quy phụ Tấn. Sở Thành Vương 楚成王 thấy thế lực của nước Tấn không thể ngăn chận bèn dẫn một bộ phận quân triệt thoái. Nhưng, Lệnh doãn nước Sở (tể tướng) thống lĩnh chủ lực nước Sở là Tử Ngọc 子玉 lại không tuân theo mệnh lệnh của vua Sở, quyết định tranh cao thấp cùng quân Tấn. Quân hai bên gặp nhau, Tấn Văn Công giữ lời hứa năm đó với vua Sở đã thoái lui 3 xá, đến Thành Bộc 城濮 (đất Vệ, nay là Quyên Thành 鄄城, Sơn Đông 山东). Tử Ngọc không nghe lời khuyến cáo của bộ hạ, dẫn quân Sở theo sau đến, hai bên triển khai thế trận quyết chiến. Tử Ngọc trước khi đánh đã lên tiếng rằng nhất định sẽ đánh bại nước Tấn, có tâm lí ít nhiều khinh địch. Sở chia quân ra làm tả, trung, hữu, quân Tấn cũng chia thành thượng, trung, hạ đối lại. Tương tự với trận chiến năm mà Trịnh Trang Công 郑庄公 đánh bại Nhu Cát 繻葛 của Chu Hoàn Vương 周桓王 (năm 707 trước công nguyên), nước Tấn trong phút chốc không tiếp xúc toàn diện với nước Sở, mà là trước tiên lấy hạ quân công kích quân đội mà sức chiến đấu tương đối yếu trong hữu quân của nước Sở là nước Trần nước Thái. Sau khi Trần Thái bị đánh bại, hữu quân của nước Sở cũng theo đó mà tan vỡ. Tiếp đó, thượng quân của nước Tấn giả trang chiến bại, dẫn dụ tả quân nước Sở thâm nhập, còn trung quân nước Tấn thì chặn ngang đánh tả quân nước Sở, tả quân cũng  hoàn toàn tan vỡ. Tử Ngọc thấy tình thế không hay, không cho trung quân vào chiến đấu mà lui về nước Sở. Tử Ngọc biết mình mắc trọng tội nên đã tự sát. Thắng lợi của trận chiến Thành Bộc không chỉ đánh bại nước Sở uy hiếp nghiêm trọng trung nguyên lúc bấy giờ, mà còn nhiếp phục các nước nhỏ ở trung nguyên, từ đó đặt nền móng vững chắc cho việc xưng bá của Tấn Văn Công.

                                                                   Huỳnh Chương Hưng
                                                                   Quy Nhơn 13/9/2015

Nguyên tác Trung văn
THÀNH BỘC CHI CHIẾN
城濮之战
Trong quyển
ĐỒ VĂN TRUNG QUỐC THÔNG SỬ
图文中国通史
(tập Sử tiền sử - Chiến quốc)
Chủ biên: Triệu Hướng Tiêu 赵向标
Tân Cương nhân dân xuất bản xã, 2002.
Previous Post Next Post