讀阮長祚先生小史有感
神仙何處落塵埃
絕頂聰明絕代才
天已沉酣人獨醒
生多痛哭死留哀
賦成鵩鳥和愁寫
磨就龍泉帶血埋
回首鐵山千尺樹
月中應有鶴歸來
阮輝濡
ĐỘC
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ TIÊN SINH (1) TIỂU
SỬ HỮU CẢM
Thần tiên hà xứ lạc trần ai
Tuyệt đính thông minh tuyệt đại tài
Thiên dĩ trầm hàm nhân độc tỉnh
Sinh đa thống khốc tử lưu ai
Phú thành Phục điểu (2) hoà sầu
tả
Ma tựu Long Tuyền (3) đới huyết
mai
Hồi thủ Thiết sơn thiên xích thụ
Nguyệt trung ưng hữu hạc quy lai
NGUYỄN
HUY NHU (4)
CẢM XÚC KHI ĐỌC TIỂU SỬ NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
Bậc thần tiên ở chốn nào mà lạc xuống cõi trần này?
Ông là người vô cùng thông minh và lại có tài nổi trội
Đất trời đã chìm trong cơn say chỉ riêng mình ông tỉnh
Khi còn sống nhiều lần phải cất tiếng khóc đau thương,
khi chết để lại niềm thương tiếc
Hoà cùng nổi sầu viết nên bài phú “Phục điểu”
Mài xong gươm Long Tuyền rồi cũng đem chôn cùng huyết
lệ
Quay đầu nhìn lại Thiết sơn thấy cây cao nghìn thước
Trong vầng trăng kia chắc có chim hạc bay về.
Dịch thơ
Cõi trần lạc xuống thần tiên
Thông minh vượt bậc tài thêm hơn người
Trời say, ông tỉnh lẻ loi
Sống nhiều nước mắt, chết đời tiếc thương
Vần thơ hoà lệ sầu tuôn
Long Tuyền gươm báu đành chôn bên đàng
Quay đầu nhìn đến non ngàn
Trong trăng dường có hạc đang trở về.
Chú của người
dịch
1- Nguyễn Trường
Tộ 阮長祚: sinh năm 1828 (có tài liệu ghi là 1830?), người Hưng
Nguyên, Nghệ An, trong một gia đình theo đạo Thiên Chúa. Học chữ Hán từ nhỏ, đến
năm 1855, ông dạy chữ Hán cho một nhà thờ, từ đó ông học thêm chữ Pháp và Quốc
ngữ với các giáo sĩ.
Nguyễn
Trường Tộ được giám mục Gauthier (tên tiếng Việt là Ngô Gia Hậu) đưa sang Pháp
vào năm 1858, ba năm sau về nước ở ẩn tại quê nhà. nhiều lần dâng điều trần lên
triều đình đề nghị cải cách chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo dục.
Nguyễn
Trường Tộ mất năm 1871.
(Theo
Nguyễn Q. Thắng – Nguyễn Bá Thế: Từ điển
nhân vật lịch sử Việt Nam )
2- Phục điểu 鵩鳥: tức bài Phục điểu phú 鵩鳥賦 của Giả Nghị 贾誼
Trong Sử kí – Khuất Nguyên, Giả sinh liệt truyện (史記 - 屈原, 賈生列傳) ghi rằng:
Giả sinh vi Trường Sa Vương
Thái phó, tam niên, hữu hào phi nhập Giả sinh xá, chỉ ư toạ ngung. Sở
nhân mệnh hào vi phục. Giả sinh kí dĩ thích (trích) cư Trường Sa,
Trường Sa ti thấp, tự dĩ vi thọ bất đắc trường, thương điệu chi, nãi vi
phú dĩ tự quảng.
賈生為長沙王太傅, 三年, 有鴞飛入賈生舍, 止於坐隅. 楚人命鴞為服. 賈生既已適 (謫) 居長沙, 長沙卑溼, 自以為壽不得長, 傷悼之, 乃為賦以自廣.
(Giả
sinh làm Trường Sa Vương Thái phó, được ba năm, có chim cú bay vào nhà Giả
sinh, đến đậu bên chỗ ngồi. Người nước Sở gọi loại chim này là “phục”. Lúc bấy
giờ Giả sinh đã bị biếm trích đến Trường Sa, Trường Sa là vùng ẩm thấp, Giả
sinh tự cho mình không được thọ, cảm thương nên làm bài phú này để tự an ủi)
3- Long Tuyền 龍泉: tên kiếm.
Kiếm
Long Tuyền là một trong thập đại danh kiếm của Trung Quốc cổ đại, tương truyền
do Đại kiếm sư Âu Dã Tử 歐冶子 và Can Tương 干將đúc.
Trong Hoàn vũ chí寰宇誌 có ghi:
Long Tuyền thị nam ngũ lí, thuỷ khả dụng thối
kiếm. Tích nhân tựu thuỷ thối chi, kiếm hoá long khứ, cố kiếm danh Long Tuyền.
龍泉巿南五里, 水可用淬劍. 昔人就水淬之, 劍化龍去, 故劍名龍泉.
(Tại
thành phố Long Tuyền cách năm dặm về phía nam, nước ở đây có thể dùng rèn kiếm.
Xưa có người đến đó lấy nước rèn kiếm, kiếm hoá thành rồng bay mất. cho nên kiếm
có tên là Long tuyền.)
4- Nguyễn Huy
Nhu 阮輝濡 (1887 – 1962): còn gọi là Nghè Nhu, là một danh sĩ Nho học và nhà giáo
dục Việt Nam
đầu thế kỉ 20. Ông là người làng Vạn Lộc, tổng Thượng Xá, huyện Nghi Lộc, phủ
Hưng Nguyên (nay là phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò) tỉnh Nghệ An. Nguyên quán
ông ở xã Bột Thái, huyện Hoằng Hoá, Thanh Hoá, tổ tiên dời vào Nghệ An.
Ông đỗ
Cử nhân khoa Kỉ Dậu 1909, sau đó được sung chức Giáo thụ phủ Quảng Ninh, Huấn đạo
hạng nhất. Năm 1916, ông đỗ Tiến sĩ khoa Bính Thìn, dưới triều vua Khải Định
khi mới 30 tuổi.
Bia Văn
miếu Huế chép ông đỗ Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân, đứng thứ 5 trong số 7
Tiến sĩ của khoa này. Về sau ông làm quan đến Hàn lâm viện tu soạn, Đốc học Quảng
Ninh.
Khi Viện
đại học Huế thành lập năm 1957, ông được mời làm giáo sư môn Hán văn.
Ông qua
đời năm 1962.
Ở trang
đầu trong nguyên tác ghi là:
Lư Phong Nguyễn Huy Nhu Bính Thìn Tam
giáp Tiến sĩ Lễ bộ tá lí.
山盧(*)峯阮輝濡丙辰三甲進士礼步佐理
(Chữ “Lư” này gồm bộ 山
bên trái và chữ 盧 bên phải)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 19/9/2015
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật