DƯƠNG CHI VÀ TỊNH BÌNH
Tại
Trung Quốc, hình tượng Quán Âm nữ tính tay cầm dương chi 杨枝 và tịnh bình 净瓶 là
chủ yếu, điều này có thể liên quan với Thỉnh
Quán Thế Âm Bồ Tát tiêu phục độc hại Đà La Ni kinh 请观世音菩萨消伏毒害陀罗尼经 khi
kinh truyền vào Trung Quốc.
Trong
kinh có nói Phật Đà 佛陀 hướng đến mấy ngàn tì kheo cùng Bồ Tát giới thiệu “Tây
phương tam Thánh” 西方三圣 (1), khi nhắc đến Quán Thế Âm Bồ Tát đã nói rằng:
Có người ở Tì Xá Li 毗舍离 (2) chuẩn bị
dương chi và tịnh bình, dâng cho Quán Thế Âm
Bồ Tát.
Dương
chi, còn gọi là “dương liễu” 杨柳, tại Ấn Độ cổ đại
là vật dùng để đánh răng. Cổ Ấn Độ và Tây vực khi mời khách yến tiệc, đa phần tặng
dương chi và tịnh bình, biểu thị ý thành khẩn kính mời, nhân đó trong Phật
giáo, thỉnh Phật Bồ Tát cũng dùng dương chi, tịnh bình để biểu đạt lòng thành.
Sau khi truyền đến Trung Quốc, Quán Thế Âm Bồ Tát của Trung Quốc thường cầm
dương chi, tịnh bình tượng trưng việc cứu tai giải ách cho chúng sinh.
Chú của người
dịch
1- Tây phương tam
Thánh西方三圣: cũng gọi là “Di Đà tam tôn” 弥陀三尊, tức A Di Đà Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát.
2- Tì Xá Li 毗舍离 (毘舍離):
“Thành Tỳ Xá Ly. Cũng viết Duy đa li, Tỳ da li, Tỳ ly. Dịch là Quảng Nghiêm. Một đô thành ở Trung Ấn độ.
Duy Ma Đại sĩ trụ tại thành đó. Phật Thích ca từng đến đó mà thuyết Pháp giáo
hoá nhơn dân. Chính đức Phật trụ ở thành Tỳ xá ly mà độ rất nhiều người, rối
ngài rời thành ấy mà đến thành Câu thi na (Kusinagara) để nhập Niết bàn. Sau
khi Phật diệt độ một trăm năm, bảy trăm vị Hiền Thánh làm hội kết tập lần thứ
nhì tại xứ ấy.”
(Theo Đoàn Trung Còn: Phật học từ điển, quyển 3, trang 148.)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 01/9/2015
Nguyên tác Trung văn trong
QUAN ÂM TIỂU BÁCH KHOA
观音小百科
Tác giả: Nhan Tố Tuệ 颜素慧
Trường Sa – Nhạc Lộc thư xã, 2002
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật