ĐỘNG VẬT CÁT TƯỜNG
KHỈ
Khỉ
thông minh cơ trí, linh hoạt đa biến rất được nhiều người ưa thích. Đặc biệt là
từ sau khi tạo dựng được hình tượng Tề thiên đại thánh Mĩ hầu vương Tôn Ngộ
không 齊天大聖美猴王孫悟空 trong Tây du kí
西遊記, hàm nghĩa văn hoá về khỉ càng thêm sâu rộng. Nhiều địa phương ở phía
nam Trung Quốc có Hầu thần miếu 猴神廟, có thể thấy, con
người đối với khỉ có một cảm tình đặc biệt.
Về ý
nghĩa cát tường của khỉ, phần lớn đều lấy từ việc hài âm giữa hai chữ 猴 (hầu – con
khỉ) và 侯 (hầu – tước
hầu). 侯 là một tước ở thời cổ Trung Quốc, trải qua các đời đều
có tước này. Mọi người hi vọng có thể được gia quan phong Hầu nên đã chọn khỉ
làm tượng trưng. Một bức hoạ vẽ con khỉ cỡi trên con ngựa, biểu thị “mã thượng
phong hầu” 馬上封侯 (ngay lập tức được phong hầu); bức hoạ vẽ một con khỉ
trèo lên cây phong treo dây ấn, biểu thị ý nghĩa cát tường “phong hầu quải ấn” 封侯掛印 (đeo ấn phong hầu). Còn bức hoạ vẽ hai con khỉ ngồi
trên cây tùng, hoặc một con khỉ cưỡi trên lưng một con khỉ khác, biểu thị “bối
bối phong hầu” 輩輩封侯 (thế hệ trước thế hệ sau đều được phong hầu).
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 11/11/2014
Nguyên tác Trung văn
CÁT TƯỜNG ĐỘNG VẬT LOẠI
HẦU
吉祥動物類
猴
Trong quyển
CÁT TƯỜNG ĐÍCH TRUNG QUỐC
吉祥的中國
Bản công ti biên tập bộ biên soạn
Ngọc thụ đồ thư ấn loát hữu hạn công ti, năm Dân Quốc
thứ 90.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật