Dịch thuật: Nhân tịch

 NHÂN TỊCH

          Nhân tịch 茵席 (1) là dụng cụ dùng để trải trên đất khi ngồi hoặc nằm, có địa vị trọng yếu trong cuộc sống thường ngày thời cổ. Do bởi thời kì đầu của nhân loại ngồi dưới đất là chính, nên nhân tịch không chỉ trở thành vật cần thiết trong cuộc sống  mà còn là tượng trưng cho lễ nghi. Đến đời Hán, tuy sàng tháp bắt đầu xuất hiện, nhưng nhân tịch có những đặc điểm như: có thể mở ra có thể cuốn lại, lúc nào dùng thì trải, gọn nhẹ tiện lợi, nên trước sau vẫn không suy. Nó vừa có thể phối hợp sử dụng cùng sàng, tháp hoặc ghế, lại có thể đơn độc sử dụng nên được mọi người ưa thích, lưu truyền cho đến ngày nay.
          Tịch sản sinh rất sớm, câu:
Thần Nông tác tịch tiến
神农作席荐
(Thần Nông làm ra tịch dâng lên)
(Nhất thị kỉ thuỷ 壹是纪始, quyển 11)
Được xem là ghi chép sử thư sớm nhất. Sau đó là câu:
Hoàng Đế chiếu sử bách tịch, quần thần thụ đức giáo, tiên liệt khuê ngọc vu lan tịch thượng.
黄帝诏使百辟, 群臣受德教, 先列珪玉于兰席上.
(Hoàng Đế ban chiếu cho bách quan, quần thần tiếp thụ đức giáo, trước tiên bày ngọc khuê trên lan tịch)
                                                         (Nhất thị kỉ thuỷ 壹是纪始, quyển 11)
Vương Mẫu vi Đế thiết hoa dung tranh quang chi tịch
王母为帝设花容争光之席
(Vương Mẫu bày tịch hoa dung tranh quang cho Thượng Đế)
                                                 (Nhất thị kỉ thuỷ 壹是纪始, quyển 11)
          Đến thời Đại Vũ 大禹, bên mép rìa của tịch bắt đầu trang sức hoa văn, hoặc dùng sợi gai đan bao quanh làm đường biên, đồng thời bắt đầu sử dụng nhân tịch.
Trong Nhất thị kỉ thuỷ 壹是纪始, quyển 11 ghi rằng:
Chí Vũ tác tương tịch, phả duyên thử di xỉ hĩ, nhi quốc bất phục giả tam thập tam. Phục tác nhân tịch điêu văn, di xỉ hĩ, quốc chi bất phục giả ngũ thập tam.
至禹作蒋席, 颇缘此弥侈矣, 而国不服者三十三. 复作茵席雕文, 弥侈矣, 国之不服者五十三.
(Đến ông Vũ làm ra tương tịch, theo đó mà xa xỉ, có đến 33 nước không phục. Lại làm ra nhân tịch, cũng xa xỉ, 53 nước không phục)
Có thể thấy, việc sử dụng nhân tịch lúc bấy giờ vẫn chưa phổ biến.
Cách viết chữ 宿 (túc) trong giáp cốt văn đời Thương, giống một người nằm trên tịch. Trong Thái Công lục thao 太公六韬 có nói:
Kiệt Trụ chi thời, phụ nữ toạ dĩ văn ỷ chi tịch, ý dĩ lăng hoàn chi y.
桀纣之时,妇女坐以文绮之席, 衣以绫纨之衣
(Thời Kiệt Trụ, phụ nữ ngồi trên tịch có chạm trỗ hoa văn, mặc áo lụa)
Có thể biết nhân tịch lúc bấy giờ đã được chú trọng. Thời Chu, Chu thiên tử lập quan chuyên môn, vị quan nắm giữ việc trải tịch gọi là “Tư kỉ diên” 司几筵. Nhân đó có thể đoán định, việc sử dụng rộng rãi nhân tịch và những lễ tiết rườm rà có quan hệ với nhau bắt đầu từ thời Tây Chu.
Theo sự chứng minh của khảo cổ học, tại Trung Quốc vào cuối thời kì đồ đá mới đã có trồng cây dâu cây gai. Đến đời Thương, công nghệ dệt đã phát triển rộng rãi. Thời Tây Chu đến thời Xuân Thu, công nghệ dệt đã được phát triển và nâng cao nhiều mặt trên cơ sở đời trước, các vật được đan dệt từ sợi tơ gai như chiên , thảm , nhân , nhục đã sử dụng phổ biến. Thời Chu Mục vương 周穆王 đã có ghi chép về “tử la văn nhục” 紫罗文褥 và “chiên” .
Trước đời Hán, chưa có ghế, mọi người khi ngồi hoặc nằm chỉ có 2 loại dụng cụ tịch và sàng. Lúc đó mặc dù đã có sàng, nhưng không phổ biến, cho nên tịch chủ yếu được dùng để ngồi hoặc nằm. Bởi cần thiết trong cuộc sống mới sản sinh ra nhiều loại nhân tịch.

Chú của người dịch
(1)- Nhân tịch 茵席: theo Hán Việt tự điển của Thiều Chửu
          Nhân : đệm, chiếu kép, đệm xe.
          Tịch : cái chiếu
Theo Từ điển Hán Việt văn ngôn dẫn chứng của Nguyễn Tôn Nhan
Nhân : cái đệm đặt trên xe
Tịch : vật để ngồi hay nằm, tức cái chiếu.

                                                           Huỳnh Chương Hưng
                                                           Quy Nhơn 27/11/2014

Nguyên tác Trung văn
NHÂN TỊCH ĐÍCH SẢN SINH
茵席的产生
Trong quyển
TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI GIA CỤ
中国古大家具
Tác giả: Hồ Đức Sinh 胡德生
Thượng Hải văn hoá xuất bản xã, 1997.
Previous Post Next Post