CÁCH ĐẶT TÊN NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM
(tiếp theo)
Lỗ Tấn 鲁迅, không chỉ là người kế thừa truyền thống ưu tú của
văn học Trung Quốc, mà biểu hiện nghệ thuật tài hoa và cao siêu của ông trong
việc đặt tên nhân vật khiến mọi người phải kinh ngạc.
Chúng
ta có thể thưởng thức từ thành quả nghệ thuật, và cũng có thể từ chỉ nam sinh
hoạt để kiểm chứng, điều này mang tính gợi mở rất lớn đối với việc đặt tên.
Nhân vật
chính trong tiểu thuyết Chúc phúc 祝福 có tên là “thím
Tường Lâm” (Tường Lâm tẩu 祥林嫂), tác giả Lỗ Tấn
đã trải qua sự suy nghĩ kĩ lưỡng, mang nội dung xã hội sâu rộng. “Tường Lâm” 祥林 được dùng làm tên người, mang ý nghĩa “cát tường như
lâm” 吉祥如林, vận mệnh rất tốt. Cho nên, trong xã hội Trung Quốc
cũ, không ít người dùng nó. Nhưng, với thím Tường Lâm, từ ý nghĩa mặt chữ, tác
giả đã dùng thủ pháp “phản kì ý nhi dụng chi” 反其意而用之 (dùng với ý
nghĩa ngược lại).
Những
gì mà thím Tường Lâm gặp phải trong cuộc đời hoàn toàn là những nạn tai, bất tường,
chẳng phải “cát tường như lâm”, “vận khí đặc hảo” gì cả. Vì thế, tên gọi “Tường
Lâm tẩu” càng phản ánh một cách sâu sắc tính bi kịch của nhân vật và câu chuyện.
Hạ Du 夏瑜 trong tiểu thuyết Dược
药, nhìn qua là biết, có ngụ ý ảnh xạ rõ nét. Hạ Du 夏瑜,
chính là ảnh xạ Thu Cẩn 秋瑾. “Hạ” 夏 với “Thu” 秋, “Du” 瑜 với “Cẩn” 瑾, ý nghĩa tương cận
và có liên quan hỗ tương. “Hạ” và “Thu”, hai danh từ này đều biểu thị mùa, hơn
nữa trong một năm là hai mùa có liên quan mật thiết. “Du” và “Cẩn” không những
đều chỉ loại ngọc đẹp mà còn thường được dùng chung với nhau. Trong Tả truyện – Tuyên Công thập ngũ niên 左传 - 宣公十五年 có ghi:
Xuyên trạch nạp ô, tiểu tẩu tàng tật, cẩn
du nặc hà.
川泽纳污, 小薮藏疾, 瑾瑜匿瑕
(Sông hồ ao đầm chứa bùn dơ, chằm nhỏ ẩn dấu tật bệnh, ngọc
cẩn ngọc du dấu tì vết)
Khi dùng để ví với mĩ đức cũng thường dùng chung với nhau,
như trong Sở từ - Cửu chương – Hoài sa 楚辞 - 九章 - 怀沙 có
câu:
Hoài cẩn ác du hề
Cùng bất đắc sở thị
怀瑾握瑜兮
穷不得所示
(Mang ngọc cẩn cầm ngọc du
Gặp lúc khốn cùng mà chẳng biết cho ai thấy)
Do bởi
“du” và “cẩn” cận nghĩa và thường dùng chung, nên vừa mới thấy “du” đã liên tưởng
ngay tới “cẩn”.
Với hai
nhân vật Hoa Lão Thuyên 华老栓 và Hạ Du 夏瑜, Lỗ Tấn đã vận dụng phương pháp kết dính, hài âm,
song quan, khiến tác phẩm có ngụ ý sâu sắc.
Mẫu
thân của Hạ Du tên là “Hạ Tứ nãi nãi” 夏四奶奶, đây cũng chẳng
phải là tác giả tuỳ tiện đặt ra. Trung Quốc “Hoa Hạ” lúc bấy giờ có 400 triệu đồng
bào, mẫu thân của Hạ Du là Hạ Tứ nãi nãi, vừa ám thị Hạ Du là người con của 400
triệu đồng bào, chính như mọi người thường nói là “con cháu Trung Hoa”, cũng
hàm súc biểu thị người mẹ họ Hạ này vì con cái của tổ quốc, trên thực tế là người
mẹ đáng được tôn kính nhất của 400 triệu đồng bào.
Nếu đem
“Hạ Tứ nãi nãi” đổi thành “Hạ Ngũ nãi nãi”, hoặc “Hạ Lục nãi nãi” thì sẽ không
có ý nghĩa như thế.
Hai nhà
Hoa Lão Thuyên và Hạ Du là hai gia đình vốn chẳng quen biết nhau, nhưng cả 2
cùng sống chung trong một huyện thành, nói rộng ra, là cùng sống chung trong một
xã hội. Một mặt chịu sự độc hại của mê tín phong kiến, tinh thần ngu muội tê dại;
mặt khác nhận thức được “thiên hạ của Đại Thanh này là người cách mạng của
chúng ta”. Nếu nói, Hoa Lão Thuyên là điển hình của vô số quần chúng lương thiện
chưa được thức tỉnh, thì Hạ Du càng là đại biểu cho việc cổ xuý cách mạng chủ
nghĩa cựu dân chủ lúc bấy giờ. Lúc Hạ Du hi sinh rất vắng vẻ cô tịch (đương
nhiên không hoàn toàn cô lập), đã nói rõ khoảng cách giữa cách mạng gia của chủ
nghĩa cựu dân chủ và quần chúng nhân dân lúc bấy giờ. Đây là hiện tượng xã hội
đương thời (trước và sau cách mạng Tân Hợi), là sự phản chiếu chân thực Trung
Quốc lúc bấy giờ.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 21/10/2014
Nguyên tác Trung văn
TÁC PHẨM NHÂN VẬT ĐÍCH MỆNH DANH
作品人物的命名
Trong quyển
BÁT TỰ HÔN NHÂN HỌC
八字婚姻学
Tác giả: Vương Trạch Thụ 王泽树
Thanh Hải nhân dân xuất bản xã, 2005.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật