TRIỆU CAO SOÁN CHIẾU
Tần
Thuỷ Hoàng 秦始皇
tuần thú thiên hạ khi đến Sa Khâu 沙丘 bệnh cũ đột nhiên tái phát, quần thần thúc thủ vô phương.
Thuỷ Hoàng tự biết mình sắp mất nên âm thầm nói với Thừa tướng Lí Tư 李斯 rằng:
-
Bệnh của ta sẽ không khỏi, khanh giúp ta
nhiều năm, việc lớn nhỏ nào cũng đều có khanh ra tay giúp. Ta rất tin tưởng
lòng trung trinh của khanh. Đáng tiếc là ta mệnh đoản, không thể cùng khanh hưởng
vinh hoa phú quý.
Nói
đến đó, hai người đều rơi lệ. Thuỷ Hoàng lại nói:
-
Sau khi ta mất, khanh phải phò tá thái tử
Phù Tô 扶苏
làm hoàng đế. Thái tử thông minh mẫn cán, nhân ái yêu dân, đủ để kế thừa phụ
nghiệp. Khanh phụ tá Phù Tô như đã phụ tá ta, giúp Phù Tô lên ngôi, ta chết
cũng nhắm mắt.
Sau
đó lại cho triệu thứ tử Hồ Hợi 胡亥 và hoạn quan Triệu Cao 赵高 đến, đem ngọc tỉ và di chiếu
giao cho Lí Tư và nói trước mặt mọi người rằng:
-
Ta sắp rời bỏ thế gian, công việc giao
cho Thừa tướng Lí Tư. Sau này mọi chuyện lớn nhỏ các khanh nên nghe theo lời Lí
Tư, không được sinh hai lòng. Thái tử Phù Tô là đứa con năng nỗ mẫn cán. Đáng
tiếc là ngày trước trong nhất thời xung động đã điều Phù Tô đến phương bắc theo
Đại tướng quân Mông Điềm 蒙恬.
Ta đã dặn Thừa tướng phò tá Phù Tô kế vị, các khanh hiểu cho nỗi khổ tâm của ta
mà hết lòng ủng hộ. Còn nữa, hiện tại quốc sự về cơ bản tuy đã bình định, nhưng
thế lực tàn dư địa phương vẫn chưa bị tiêu diệt hoàn toàn, có thể có khả năng
trổi dậy. Sau khi ta chết, chớ có lộ tin tức ra ngoài sợ gây ra hỗn loạn, đợi
linh cữu sau khi đưa về kinh thành Hàm Dương 咸阳
mới công khai tang sự, giúp thái tử đăng cơ, có như thế mới có thể ngăn ngừa hoạ
loạn.
Qua
mấy ngày sau, Tần Thuỷ Hoàng qua đời, Lí Tư tuân theo di ngôn, bí mật không
phát tang, trở về Hàm Dương, thi thể Tần Thuỷ Hoàng được đặt trong một chiếc xe
lạnh, mọi việc ăn uống vẫn cung phụng như thường ngày, vấn an tấu sự cũng theo
lệ thường, trừ vài hoạn quan thân tín ra, ai cũng không biết bí mật này. Lúc bấy
giờ đang là mùa nóng, sợ thi thể bốc mùi, Lí tư cho mấy xe chở cá tôm đi trước
và sau xe chở linh cữu, nói rằng Hàm Dương không có cá tươi, nay chuyển về cho
nhà bếp dùng, kì thực lợi dụng mùi tanh của cá để át đi mùi hôi của thi thể.
Di
chiếu là lập thái tử Phù Tô kế vị, nhưng lúc bấy giờ không kịp sai người đi
thông báo cho thái tử. Hoạn quan Triệu Cao là nhân vật mà thái tử ghét, ông ta
sợ một khi thái tử lên ngôi sẽ bất lợi cho mình nên đã liều lĩnh đi gặp Lí Tư,
nói rằng:
-
Đại trượng phu không thể một ngày không
có quyền lực, mất quyền lực đồng nghĩa với mất đi sinh mệnh. Tôi giờ thương lượng
với Thừa tướng, đem di chiếu sửa đi, lập thứ tử Hồ Hợi lên làm đế, không biết ý
Thừa tướng như thế nào?
Lí
Tư nghe qua kinh hãi, lập tức ngăn lời Triệu Cao, mặt biến sắc nói:
-
Không được, không được! Như vậy sẽ gây hỗn
loạn, dẫn đến mất nước.
Triệu
Cao giỏi quan sát sắc mặt người khác, ông ta lén nhìn Lí Tư, chậm rãi nói tiếp:
-
Nhưng, tôi có một câu muốn thỉnh ý Thừa
tướng. Xin hỏi Thừa tướng, thái tử đối với ông và với tướng quân Mông Điêm, ai
là người gần hơn?
Lí
Tư đáp:
-
Đương nhiên là tôi không bằng tướng quân
Mông Điềm.
Triệu
Cao nói:
-
Thế thì tốt. Tại sao Thừa tướng không
nghĩ rằng, con người Phù Tô thông minh tuyệt đỉnh, phán đoán sự việc rất tài, lại
cương dũng quả đoán, nay lại có được sự ủng hộ về quân sự của tướng quân Mông
Điềm, càng như hổ thêm cánh. Hơn nữa ông ta ngày trước không có thiện cảm với Thừa tướng, nếu
ông ta kế thừa đế vị, luận về thân, luận về lí, tất nhiên Mông Điềm làm Thừa tướng,
ông sẽ bị cách chức, phế xuống làm thứ dân. Ôi! Cái gọi là đằng xà cưỡi mù, rồng
bay cưỡi mây, mây tan mù hết thì cũng giống như con giun. Thầy của ông là Tuân
Tử không nói qua sao? Khi được chủ yêu , tài trí dường được thoả đáng thì càng
thân cận, khi bị chủ ghét, tài trí dường
không được thoả đáng thì bị xa lánh. Đến lúc đó, ông từ một người có địa vị chi
phối người khác, giáng xuống bị người khác chi phối, chỉ cần một đạo thủ dụ của
ông ta, thì ông chết không được tống táng, không có đất chôn thây.
Những
lời này khiến cho Lí tư toát mồ hôi lạnh. Lí Trư trầm tư một đỗi mới chậm rãi nói rằng:
-
Lời của ông chưa từng không có lí, nhưng
di chiếu là ý chỉ của tiên vương làm sao có thể tuỳ tiện sửa đổi?
(còn
tiếp)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 25/7/2014
Nguyên tác Trung văn
TRIỆU CAO SOÁN CHIẾU
赵高篡诏
Trong quyển
TRUNG HOA THƯỢNG HẠ
NGŨ THIÊN NIÊN
中华上下五千年
Chủ biên: Lí Tinh 李晶
Nam Kinh đại học xuất
bản xã, 2007.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật