TINH THẦN “CƠ NGẪU” (1)
TRONG VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG TRUNG QUỐC
Người
Trung Quốc cổ đại trong thực tiễn nông canh đã quan sát thấy được phía dương và
phía âm; cũng quan sát được hướng gió, từ đó dự đoán sự thay đổi thời tiết khí
hậu, vì thế đã tạo ra hai phạm trù “âm” 阴
và “dương” 阳thường thấy nhất trong văn hoá truyền thống Trung Quốc.
Khi mọi người dùng “âm” và “dương” để giải thích sự biến hoá trong tự nhiên và
nhân sự, về phương diện kế toán số tự cũng đã quy nạp thành khái niệm “ngẫu” 偶 và “cơ” 奇. Khi mọi người tìm
hiểu về sự huyền bí của tự nhiên, về vấn đề suy nghĩ, có người từ “ngũ” 五 của “ngũ hành” 五行,
như “ngũ âm” 五音, “ngũ sắc” 五色, “ngũ vị” 五味 … nhìn sự cấu thành và biến hoá của sự vật; có người
lại từ sự tương đối tương sinh của “ngẫu số” 偶数
nắm được đạo lí biến đổi của nhân sinh và tự nhiên. Tinh thần “cơ ngẫu” này đã
thẩm thấu vào khoa học tự nhiên cổ đại của Trung Quốc, ví dụ như y học. Trước
thời Đường, về lí luận sinh lí con người và trị liệu đã chịu ảnh hưởng thuyết
“ngũ hành” 五行tương đối lớn. Sau thời Đường, y học Trung Quốc lại chịu
ảnh hưởng thuyết “bát quái” 八卦 rõ nét.
Sự phân
li và kết hợp của cơ và ngẫu là đặc trưng của phương thức tư duy cổ đại Trung
Quốc. Từ đó đã phát triển hoạt động tư duy lí luận vô cùng sinh động hoạt bát
và phong phú đa dạng. Vì thế những khái niệm như: tương sinh tương khắc, ức tổn
cử bổ, an nguy, động tĩnh, tả hữu, thượng hạ, doanh khuyết, quý tiện, tôn ti,
tình tư, tri hành v.v... theo đó mà sinh ra.
Thuyết
“trung dung” 中庸 của Khổng Tử 孔子,
lí luận “ức tổn cử bổ” 抑损举补 của Lão Tử 老子 đều là sự thuyết minh lí luận về sự biến hoá của “cơ
ngẫu”. Nhìn từ Khổng Tử, “trung dung” là “nhất” 一,
là cơ, nó bài trừ “bất cập” 不及 và “quá” 过; cũng chính là nói, nó từ chỗ cực đoan bài trừ “nhị”
mà có được “nhất”. Nhân đó, đạo “trung dung” là tư duy biện chứng của sự biến
hoá “cơ ngẫu”. Phương thức tuy duy này quán xuyến trong các điển tịch cổ đại của
Trung Quốc. Người xưa đem phương thức tư duy “cơ ngẫu” vận dụng vào quân sự, quốc
kế dân sinh, có sức thuyết phục mạnh mẽ, và trong thực tiễn cũng từng đạt được
thành tựu to lớn.
Tống
Nho có nói “nhất phân vi nhị” 一分为二, cũng là sự kết hợp
cơ ngẫu. Quan sát “nhất”, cần phải nhìn thấy “nhị” của tự thân nó; cuối cùng lại
quy kết là “nhất”, lúc này, đối với một sự vật nào đó, mọi người mới có nhận thức
chân xác.
Trong
văn hoá truyền thống Trung Quốc, không chỉ có triết học nói về sự kết hợp cơ ngẫu,
mà tinh thần “cơ ngẫu” cũng đã thẩm thấu vào những cấu thành văn hoá khác.
Trong kiến trúc cổ Trung Quốc, bố cục đô thành cổ đại … không gì là không thể
hiện sự kết hợp cơ ngẫu. Cái gọi là “đối xứng vi nhất” 对称为一 chính là từ “ngẫu” đạt đến “cơ”. Kiến trúc cổ vốn cho đối xứng là đẹp,
nhưng, đối xứng lại cần phải dung hợp trong một quần thể kiến trúc thống nhất
hài hoà, tức điều mà gọi là “hồn nhiên nhất thể” 浑然一体 (trọn vẹn một khối).
Nghệ
thuật tạo hình trên các khí vật cổ, từ một ý nghĩa nhất định, có thể quy kết là
sự thể hiện tinh thần “cơ ngẫu”. Những khí vật này đã cung cấp những hình tượng
chất phác vững chải, đồng thời cũng có tính đến phương vị học của vật thể và
nhu cầu thị giác của con người, khiến cho cơ ngẫu đạt đến trình độ kết hợp kì
diệu.
CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH
(1)- CƠ NGẪU 奇偶: “cơ” là lẻ, “ngẫu”
là chẵn. “Cơ số” là số lẻ, “ngẫu số” là số
chẵn.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 18/11/2013
Nguyên tác Trung văn
“CƠ NGẪU” TINH THẦN
“奇偶”精神
Trong quyển
TRUNG QUỐC TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ
中国传统文化
Chủ biên: Trương Khởi Chi 张岂之
Cao đẳng giáo dục xuất bản xã
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật