ĐIỀU
KIỆN PHÁT TRIỂN CỦA THỂ DỤC
THỜI HẠ, THƯƠNG, TÂY CHU
Xã
hội nguyên thuỷ mạt kì, do bởi sự phát triển của sản xuất, đã xuất hiện sự phân
hoá giàu nghèo và chế độ tư hữu. Tù trưởng và những người nắm giữ quyền phân phối
của cải dần biến thành người giàu và kẻ thống trị, còn người nghèo và những tù
binh trong chiến tranh biến thành nô lệ. Vì vậy, đã xuất hiện giai cấp, chế độ
công xã thị tộc dần tan rã, bắt đầu hướng đến quá trình diễn hoá xã hội theo chế
độ nô lệ.
Đối
với Trung Quốc, có hay không có tồn tại qua một xã hội theo chế độ nô lệ cùng với
điểm khởi đầu và điểm kết thúc của nó, đến nay giới sử học vẫn còn tranh luận.
Nhưng đa số cho rằng: mấy triều đại Hạ, Thương, Tây Chu chủ yếu tồn tại ở trung và hạ du Hoàng
hà được xem là thời đại theo chế độ nô lệ của dân tộc Hoa Hạ Trung Quốc.
1- Chế độ nô lệ kiến lập, sức sản xuất phát triển cùng với diễn tiến của
thể dục.
Từ
cổ chí kim, sự phát sinh và phát triển của thể dục qua các thời đại không thể
không chịu sự ước chế của sự phát triển và diễn biến của chế độ chính trị và điều
kiện kinh tế lúc bấy giờ. Nhưng ngược lại, ở một trình độ nào đó, thể dục đương
nhiên lại ảnh hưởng đến hoặc phục vụ cho chính trị và kinh tế cùng thời đại.
Từ
chế độ công xã thị tộc phụ hệ của xã hội nguyên thuỷ hậu kì hướng đến quá độ chế
độ nô lệ, nguyên nhân chủ yếu nhất chính là sự phát triển của sức sản xuất.
Trong đó, diễn tiến của công cụ, sự xuất hiện công cụ kim loại (đồ đồng) dần
thay thế công cụ bằng đá nguyên thuỷ lại là căn nguyên chủ yếu của sự phát triển
của sức sản xuất.
Trước
thời Hạ, từng xuất hiện một số ít công cụ bằng đồng. Tại di chỉ văn hoá Nhị Lí
Đầu 二里头
huyện Yển Sư 偃师
Hà Nam 河南
đại biểu cho văn hoá thời Hạ, đã phát hiện dấu vết lò nấu đồng, xỉ đồng và
khuôn đúc đã bị vỡ, phản ánh nghề đúc đồng lúc bấy giờ đã có quy mô nhất định.
Trong những khí vật khai quật được cũng có công cụ và binh khí bằng đồng (mũi
tên, mác, búa). Trong các sách cổ cũng có ghi chép:
Vũ huyệt chi thời,
dĩ đồng vi binh
禹穴之时,以铜为兵
(Thời vua Vũ khi mọi người còn sống
trong hang động, đã lấy đồng làm binh khí)
(Việt tuyệt thư 越绝书 quyển 11. Xem Tùng
thư tập thành sơ biên 丛书集成初编, sách 3697)
Đời
Thương tiến vào thời kì phát triển của đồ đồng. Phường đúc đồ đồng quy mô càng
lớn (di chỉ đúc đồng cuối đời Thương phía đông nam huyện Tiểu Đồn 小屯 ở Ân khư 殷墟, diện tích của nó hơn 1 vạn m2)
đã có thể đúc được đỉnh đồng Tư Mẫu Mậu 司母戊 đạt đến 875 kí. Kĩ thuật đúc đồng
thời Tây Chu càng cao siêu hơn, khí vật càng tinh mĩ hơn.
Để sản
xuất ra những công cụ sắc bén đặc biệt là binh khí, sự phát triển của kĩ thuật
đúc đồng và sự mở rộng quy mô sản xuất đã đặt được cơ sở vững chắc. Đây tất
nhiên là điều kiện sáng tạo cho sự phát triển thể dục thời đại nô lệ (đầu tiên
là võ nghệ quân sự).
Ví dụ
như: Đời Hạ chỉ là bắt đầu xuất hiện binh khí bằng đồng, còn binh khí bằng đồng
cuối đời Thương không chỉ tăng về số lượng mà chủng loại cũng đầy đủ, bao gồm
vũ khí tấn công và công cụ phòng hộ như bắn xa, đánh gần, bảo vệ thân thể … Đời Thương còn xuất
hiện những công cụ bằng đồng. Kết hợp với việc khai quật những hầm xa mã cuối
thời Ân, đã nói rõ những công cụ tinh tế này là những công cụ được chế tạo dành
cho xe ngựa sử dụng. Về sau xe được dùng cho chiến tranh, vì thế đã xuất hiện
võ nghệ quân sự của binh xa (giáp sĩ).
Chế độ
nô lệ thay thế chế độ công xã nguyên thuỷ là sự thay đổi to lớn hợp với quy luật lịch sử. “Trong điều
kiện lúc bấy giờ, chọn lấy chế độ nô lệ là một sự tiến bộ to lớn.” (Ân Cách Tư
(Engels) : Gia đình, tư hữu chế hoà quốc
gia đích khởi nguyên 恩格斯:
家庭,
私有制和国家的起源). Nhưng chế độ nô lệ cuối cùng
lại là một chế độ bóc lột tàn bạo. Để bảo vệ lợi ích của giai cấp chủ nô, không
chỉ cần phải tổ chức vũ lực, đặt ra những hình phạt tàn khốc để trấn áp sự phản
kháng của nô lệ, hoặc thông qua hoạt động vũ trang để cướp đoạt và chinh phục
các tộc khác, mà còn cần phải có chế độ lễ nghi để bảo vệ trật tự đẳng cấp của
giai cấp chủ nô. Những điều đó đều đặt nền móng cho sự xuất hiện nội dung thể dục
tương ứng.
2- Ảnh hưởng của chiến tranh đối với thể dục
Sau khi tiến vào xã hội có giai cấp, để tranh đoạt địa bàn,
nô lệ, cùng những vật có được từ săn bắn thậm chí quyền kế thừa vương vị, chiến
tranh bắt đầu nhiều dần lên, quy mô cũng ngày càng lớn.
Sau
khi vua Vũ 禹
mất, con là Khải 启
giết chết Bá Ích 伯益 (1),
thủ lĩnh tộc Đông Di người kế thừa vốn đã định trước tự lập làm vua, đã dẫn đến
cuộc chiến trường kì giữa hai tộc Di Hạ.
Đấu
tranh quân sự đời Thương cũng rất kịch liệt. Kẻ thống trị triều Thương lập ra
quân đội hùng mạnh. Theo ghi chép trong giáp cốt văn: Vương lập ra 3 sư là Hữu 右, Trung 中, Tả 左; có các võ quan thống lĩnh quân
chinh chiến như “mã” 马, “đa mã” 多马, “xạ” 射, “đa xạ” 多射. Vua nhà Thương một lần xuất binh có đến 3 ngàn hoặc 5 ngàn
người, có lúc lên đến 1 vạn 3 ngàn người.
Vua
nhà Chu có 3 đội quân:
-
Hổ bôn 虎贲
(cấm vệ quân của vương thất)
- Chu lục sư 周六师 (quân chủ lực do người Chu tổ thành)
-
Ân bát sư 殷八师
(do di dân người Thương tổ thành, nhưng người Chu làm tướng soái)
Chiến
tranh mở rộng, quân đội tăng nhiều, hình thức tác chiến phức tạp hoá, đối với
việc tổ thành, huấn luyện quân đội và binh khí sử dụng đều có yêu cầu không ngừng
cải tiến. Đồng thời xuất hiện võ nhân chuyên chính và phong khí thượng võ của
xã hội. Như đời Hạ không chỉ sớm đưa cung tên dùng vào chiến tranh mà còn xuất
hiện vật đối lập với nó là “giáp” (truyền thuyết cho rằng con của Thiếu Khang 少康 là Trữ 杼 đã phát minh ra giáp và mâu). Đời
Thương xuất hiện chiến xa (quý tộc là giáp sĩ, bình dân hoặc nô lệ làm binh)
binh khí bằng đồng sử dụng phổ biến có: phủ 斧, việt 钺, qua 戈, mâu 矛, đao 刀, đã thúc đẩy võ nghệ binh khí
dài phát triển.
(còn tiếp)
CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH
(1)- BÁ ÍCH 伯益: còn có các tên khác như Bá Ế 伯翳, Bá Ế 柏翳, Bá Ích 柏益, Đại Phí 大费.
Theo
Sử kí 史记 , Bá Ích nhường ngôi lại cho
ông Khải, rồi đi ẩn cư ở phía nam Cơ sơn 箕山.
Theo
Trúc thư kỉ niên 竹书纪年, Bá Ích bị ông Khải giết chết.
Huỳnh Chương Hưng
Quy
Nhơn 29/4/2013
Nguyên tác Trung văn
HẠ, THƯƠNG, TÂY CHU THỜI KÌ ĐÍCH
THỂ DỤC
THỂ DỤC PHÁT
TRIỂN ĐÍCH ĐIỀU KIỆN
夏,商,西周时期的体育
体育发展的条件
Trong quyển
TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI THỂ DỤC SỬ
中国古代体育史
Chủ biên: Tất Thế Minh 毕世明
Bắc Kinh Thể dục học viện xuất bản
xã, 1992.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật