DĨ
NOÃN KÍCH THẠCH
以卵击石
LẤY
TRỨNG CHỌI ĐÁ
Xuất
xứ: Chiến quốc.
Mặc Địch 墨翟:
Mặc Tử - Quý nghĩa 墨子 - 贵义
Tư
tưởng gia Mặc Địch 墨翟 thời Chiến quốc là người rất nổi tiếng. Một năm nọ ông đi đến
nước Tề ở phương bắc, trên đường gặp một người tên là “Nhật” 日, người này nói với Mặc Địch rằng:
Hôm nay Thượng Đế giết hắc long ở phương bắc,
sắc da của ông rất đen, đi đến phương bắc là không lợi đâu!
Mặc
Địch không tin lời ông ta, vẫn cứ tiếp tục đi về phương bắc. Chẳng bao lâu lại
quay trở lại do vì phương bắc nước dâng cao, không cách nào qua sông được.
Người
tên “Nhật” lúc bấy giờ đắc ý, liền nói:
Thế nào? Tôi đã nói là ông không thể đi đến
phương bắc mà.
Mặc
Địch nói rằng:
Nước sông Tri 淄 dâng cao, người ở
hai bờ nam bắc đều bị cách trở. Trong đám người đi, có người da đen, có người
da trắng, ai nấy đều cũng không qua được.
Mặc
Địch lại nói thêm:
Nếu như Thiên Đế giết Thanh long ở phương
đông, giết xích long ở phương nam, giết bạch long ở phương tây, rồi lại giết
hoàng long ở trung ương, thì chẳng phải là mọi người trong thiên hạ đều không
hoạt động được. Lời nói hoang đường của ông ngăn không nổi đạo lí của tôi đâu,
chỉ giống như lấy trứng mà chọi đá (dĩ noãn kích thạch 以卵击石), dùng hết trứng
trong thiên hạ cũng không thể huỷ hoại được đá đâu.
Người
tên “Nhật” không nói được lời nào.
CHÚ THÍCH CỦA NGƯỜI DỊCH
Trong
bộ Mặc Tử tân thích 墨子新, nguyên tác đoạn này như sau:
Tử Mặc Tử bắc chi Tề, ngộ nhật giả. Nhật giả
viết: “Đế dĩ kim nhật sát hắc long ư bắc phương, nhi tiên sinh chi sắc hắc, bất
khả dĩ bắc.” Tử Mặc Tử bất thính, toại bắc chí Tri thuỷ, bất toại nhi phản yên.
Nhật giả viết: “Ngô vị tiên sinh bất khả dĩ bắc?” Tử Mặc Tử viết: “Nam chi nhân bất
đắc bắc, bắc chi nhân bất đắc nam, kì sắc hữu hắc giả, hữu bạch giả, hà cố giai
bất toại dã? Thả Đế dĩ Giáp Ất sát thanh long ư đông phương, dĩ Bính Đinh sát xích
long ư nam phương, dĩ Canh Tân sát bạch long ư tây phương, dĩ Nhâm Quý sát hắc
long ư bắc phương, nhược dụng tử chi ngôn, tắc thị cấm thiên hạ chi hành giả
dã, thị vi tâm nhi hư thiên hạ dã. Tử chi ngôn bất khả dụng dã.”
Tử Mặc Tử viết: “Ngô ngôn túc dụng hĩ, xả
ngôn cách tư giả, thị do xả hoạch nhi quấn (*) túc dã; dĩ kì ngôn phi ngô ngôn
giả, thi do dĩ noãn đầu thạch dã. Tận thiên hạ chi noãn, kì thạch do thị dã, bất
khả huỷ dã.
子墨子北之齊, 遇日者. 日者曰: “帝以今日殺黑龍於北方, 而先生之色黑, 不可以北.” 子墨子不聽, 遂北至淄水, 不遂而反焉. 日者曰: “我謂先生不可以北?” 子墨子曰: “南之人不得北, 北之人不得南, 其色有黑者, 有白者, 何故皆不遂也? 且帝以甲乙殺青龍於東方, 以丙丁殺赤龍於南方, 以庚辛殺白龍於西方,以壬癸殺黑龍於北方,
若用子之言, 則是禁天下之行者也, 是圍心而虛天下也. 子之言不可用也.”
子墨子曰: “吾言足用矣, 舍言革思者, 是猶舍穫而攈 (*) 粟也; 以其言非吾言者,是猶以卵投石也.盡天下之卵,其石猶是也,不可毀也.
Mặc Tử đi về phía bắc để đến nước Tề, trên đường gặp một người
thầy bói. Người thầy bói bảo rằng: “Hôm nay là ngày Thiên Đế giết hắc long ở
phương bắc, sắc da của ông có màu đen, không
thể đi đến phương bắc được.” Mặc Tử không nghe, vẫn cứ đi, đến sông Tri không
thể qua sông được đành phải quay về. Người thầy bói nói rằng: “Tôi không phải
đã nói với ông là ông không thể đi đến phương bắc sao?” Mặc Tử nói rằng: “Người
phương nam không đến được phương bắc, người phương bắc không đến được phương
nam, trong số họ có người da đen, có người da trắng, tại sao cũng đều nửa đường
phải quay trở về? Vả vào ngày Giáp Ất Thiên Đế giết thanh long ở phương đông,
ngày Bính Đinh giết xích long ở phương nam, ngày Canh Tân giết bạch long ở
phương tây, ngày Nhâm Quý giết hắc long ở phương bắc, nếu theo lời ông nói thì
chẳng phải là cấm mọi người trong thiên hạ đi lại sao? Đó chỉ là những lời mê
tín trói buộc lòng người, nhốt mọi người vào một xó, cho nên những lời của ông
không đáng tin.”
Mặc
Tử lại nói: “Lời của tôi đủ để dùng rồi đấy, nếu không tin dùng lời của tôi mà lại
có cách nghĩ khác, thì cũng giống như bỏ hạt lúa mà chỉ nhặt bông lúa, dùng những
lời khác để phản bác tôi thì cũng giống như lấy trứng chọi vào đá. Cho dù dùng
hết trứng trong thiên hạ, đá vẫn không hề bị hư hao.”
(Mặc Tử tân thích 墨子新, Trí Dương xuất bản xã, 2003, bản tiếng Hán, trang 473-475)
(*)- Chữ này trong nguyên tác gồm bộ 扌và chữ 縻, bính âm là jùn, có nghĩa là nhặt lấy, 2 phần này được
ghép lại, không phải nguyên là một chữ. Khang
Hi tự điển không thấy có chữ này, nhưng có chữ 攈. Chữ攈 này thông với chữ 捃, bính âm cũng là jùn, âm Hán Việt là “quấn”, đều có nghĩa
là nhặt lấy. Tôi tạm chọn chữ攈 này.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 20/3/2013
Nguyên tác Trung văn
DĨ NOÃN KÍCH THẠCH
以卵击石
Trong quyển
TRUNG QUỐC THÀNH NGỮ
CỐ SỰ TỔNG TẬP
中国成语故事总集
(tập 1)
Chủ biên: Đường Kì 唐麒
Trường Xuân – Thời đại
văn nghệ xuất bản xã, 2004.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật