TẠI SAO THI THỂ UNG CHÍNH KHÔNG CÓ ĐẦU” ?
Vào sáng sớm ngày 23 tháng 8 âm lịch
năm Ung Chính 雍正
thứ 13 (năm 1735), hoàng đế Ung Chính một đời kiêu hùng đột nhiên qua đời ở li
cung trong vườn Viên Minh 圆明. Do bởi ghi chép trong sử sách nội dung không thống nhất đã
khiến cho cái chết của Ung Chính lan truyền không dứt.
Thuyết mà lưu truyền rộng nhất là Lã Tứ
Nương 吕四娘
nhập cung hành thích, đồng thời lấy đi đầu Ung Chính. Nguyên nhân là vào thời
Ung Chính, Tăng Tĩnh 曾静 người Hồ Nam 湖南 cố thủ Di Hạ Quan 夷夏观, thuyết phục đại tướng quân Nhạc Chung Kì 岳钟琪, khuyên ông ta cử binh tạo phản,
nhưng lại bị Nhạc Chung Kì cáo phát. Tăng Tĩnh khi bị giam trong ngục đã khai rằng
tư tưởng phản Thanh phục Minh của mình là chịu ảnh hưởng của người thầy tên Lã
Lưu Lương 吕留良.
Lúc bấy giờ Lã Lưu Lương đã mất, Ung Chính bèn hạ lệnh chém cả nhà họ Lưu. Học
trò của Lã Lưu Lương là Nghiêm Hồng Quỳ 严鸿逵 cũng bị giết. Lã Tứ Nương là
cháu gái của Lã Lưu Lương, may mắn thoát được đại nạn. Là người họ Lữ duy nhất
còn sống sót, Lã Tứ Nương quyết tâm báo thù, đi học võ nghệ, đặc biệt là tinh
thông kiếm thuật. Do bởi vụ án của Lã Lưu Lương liên luỵ nhiều người, đã dẫn đến
sự phẫn nộ của người Hán, cho nên dưới sự giúp đỡ tích cực của các hiệp khách nổi
tiếng lúc bấy giờ như Cam Phụng Trì 甘凤池, Lã Tứ Nương trước sau vẫn không bị triều đình nhà Thanh bắt
được. Tháng 8 năm Ung Chính thứ 13, Lã Tứ Nương lẻn vào trong cung, dùng phi kiếm
chặt lấy đầu Ung Chính. Để giấu nhẹm chân tướng, triều đình nhà Thanh đã tạo ra
cảnh tượng giả Ung Chính bị đau mà chết. Cũng có người nói, Lã Tứ Nương nhập
cung hành thích, còn có sự giúp đỡ của một cô gái tên Ngư Nương 鱼娘.
Một truyền thuyết khác kể rằng, Ung
Chính chết dưới tay kiếm của người đàn bà ở Hồ Nam 湖南. Tương truyền một người họ Lư 卢 mưu phản bị Ung Chính giết chết,
vợ ông ta giỏi về kiếm thuật, tìm cách báo thù cho chồng, sau khi giết chết Ung
Chính cũng đã tự vẫn.
Theo chế độ cung đình đời Thanh, phàm
phi tử được hầu cận hoàng đế đều loả thể và được bọc trong tấm chăn, do thái
giám khiêng đến tẩm cung của hoàng đế. Nghe nói người Mãn khi mới vào trung
nguyên không có quy định này. Quy định đặc biệt
này được đặt ra sau khi Ung Chính lên ngôi. Theo truyền thuyết, người con gái của
nhà có thâm thù với Ung Chính đã lẻn vào trong cung, làm phi tần của Ung Chính,
cuối cùng cơ hội hầu cận đã đến đã giết chết Ung Chính. Chế độ này là để đề
phòng sự việc như vậy phát sinh lần nữa.
Do bởi thuyết Ung Chính bị hành thích
thấy trong dã sử nên có những truyền ngôn, nói rằng trong quan tài của Ung
Chính chỉ có thây nhưng không có đầu, triều Thanh đã dùng vàng làm đầu giả để
an táng.
Quan điểm lưu hành những năm gần đây
cho rằng Ung Chính chết là do bởi trúng độc. Ung Chính sùng mộ phương thuật, đối
với Đạo giáo, đặc biệt là tu luyện công phu rất hứng thú. Khi mới kế vị, Ung
Chính hàng ngày lo trăm việc, vất vả quá độ, lại thêm sinh hoạt riêng tư không
điều độ, sức khoẻ dần xấu đi, không thể không dùng đan dược. Khoảng bắt đầu từ
năm Ung Chính thứ 4, Ung Chính thường uống “kí tế đan” 既济丹 do đạo sĩ luyện chế. Ngoài bản
thân dùng ra, Ung Chính còn ban cho các sủng thần. Ung Chính trước sau đã cho
triệu các đạo sĩ như Giả Sĩ Phương 贾士芳, Lâu Cận Viên 娄近垣 nhập cung. Năm Ung Chính thứ 12, sau khi Lâu Cận Viên rời
cung, Ung Chính lệnh cho Trương Thái Hư 张太虚, Vương Định Càn 王定乾 luyện đan ở tây uyển. Cuối cùng
do bởi dùng đan dược trong một thời gian dài nên đã dẫn tới việc trúng độc mà
chết. Ngày thứ 3 sau khi Ung Chính chết, Càn Long 乾隆 bỗng nhiên ra chỉ dụ trục xuât
toàn bộ đạo sĩ luyện đan, đồng thời cấm nội giám, cung nữ không được nói đến quốc
sự, nếu ai bất tuân “hành xử theo chính pháp”. Vị mới lên ngôi, trăm việc đang
đợi xử lí, thế mà lại vội vàng xử trí đám đạo sĩ như thế, đó là bằng chứng có sức
thuyết phục về sự kiện Ung Chính chết do bởi đan dược.
Tóm lại, nguyên nhân cái chết của Ung
Chính đến nay vẫn chưa định luận.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 9/11/2012
Dịch từ nguyên tác Trung văn
UNG CHÍNH THI THỂ VỊ HÀ VÔ ĐẦU
雍正尸体为何无头
Trong quyển
TRUNG QUỐC VỊ GIẢI
CHI MÊ
中国未解之谜
Chủ biên: Tôn Thiệu
Vũ 孙绍武
Hô Hoà Hạo Đặc: Viễn
phương xuất bản xã, 2009.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật