Dịch thuật: Tị huý


TỊ HUÝ

          Gọi là tị huý đó là không trực tiếp nói tên của vua hoặc tên của bậc tôn trưởng, phàm gặp những chữ tương đồng với tên của vua hoặc tên của bậc tôn trưởng phải dùng những biện pháp như đổi chữ khác, hoặc viết khuyết nét để tránh, vì vậy đã gây nên một số rối loạn trong văn tự. Thử nêu vài ví dụ:
          Hán Cao Tổ tên Bang , chữ “bang” đổi thành chữ “quốc” . Trong Luận ngữ - Vi Tử 論語 - 微子 có câu:
Hà tất khứ phụ mẫu chi bang
何必去父母之邦
ở Hán thạch kinh tàn bi là Hà tất khứ phụ mẫu chi quốc
          Hán Văn Đế tên Hằng , chữ “hằng” đổi thành chữ “thường” . Hằng sơn 恆山 được đổi là Thường sơn 常山.
          Đường Thái Tông tên Thế Dân 世民, chữ “thế” đổi thành chữ “đại” hoặc chữ “hệ” ; chữ “dân” đổi thành chữ “nhân” . “Tam thế” 三世 gọi là “Tam đại” 三代, “thế bản” 世本 đổi là “hệ bản” 系本. Trong Bộ xà giả thuyết 捕蛇者說 Liễu Tông Nguyên 柳宗元 đã đem “dân phong” 民風 viết thành “nhân phong” 人風.
          Đường Cao Tông tên Trị , chữ “trị” đổi thành chữ “lí” , hoặc đổi thành chữ “trì” chữ “hoá” . Trong Tống Lí Nguyện quy Bàn Cốc tự 宋李愿歸盤谷序 Hàn Dũ 韓愈 đã đem câu trị loạn bất tri 治亂不知 viết thành lí loạn bất tri 理亂不知; Lí Hiền 李賢 đem câu trị khánh thị lễ 治慶氏禮 trong Hậu Hán thư – Tào Bao truyện 後漢書 - 曹襃傳 viết thành trì khánh  thị lễ 持慶氏禮, đem câu trị quốc chi nhật thư dĩ trường 治國之日舒以長 trong Hậu Hán thư – Vương Phù truyện 後漢書 - 王符傳 viết thành hoá quốc chi nhật thư dĩ trường 化治國之日舒以長 .
          Thanh Thánh Tổ (Khang Hi 康熙) tên Huyền Diệp 玄燁, chữ “huyền” đổi thành chữ “nguyên” , chữ “diệp” đổi thành chữ “dục” . Khi đọc những trứ tác của người đời Thanh hoặc những sách cổ được khắc vào đời Thanh cần phải chú ý, nhiều chỗ vốn là chữ “huyền” như “huyền điểu” 玄鳥 “huyền vũ” 玄武 “huyền hoàng” 玄黃 đều được đổi thành chữ “nguyên”.
          Trên đây là những ví dụ về quân huý 君諱. Ngoài ra văn nhân còn phải tránh gia huý 家諱. Ví dụ như: phụ thân của Hoài Nam Vương An tên Trường , chữ “trường” đổi thành chữ “tu” . Câu trường đoản tương hình 長短相形 trong Lão Tử 老子, trong Hoài Nam Tử - Tề tục huấn 淮南子齊俗訓 dẫn lại và đã đổi là đoản tu tương hình 短脩相形.
          Tổ phụ của Tô Thức 蘇軾 tên Tự , trong văn của Tô Tuân 蘇洵 đổi “tự”  thành “dẫn” , Tô Thức viết lời tựa cho người khác cũng đổi thành chữ .
          Thời thượng cổ không huý hiềm danh 嫌名. Gọi là “hiềm danh” đó là chỉ những chữ có âm đọc giống hoặc gần giống với tên của vua hoặc tên bậc trưởng bối. Ví dụ Hán Hoà Đế tên Triệu , chữ và chữ đồng âm, do bởi không huý hiềm danh nên không đổi chữ 京兆 (kinh triệu). Thời Tam quốc trở về sau, dần huý hiềm danh. Phụ thân của Tuỳ Văn Đế tên Trung do bởi đồng âm nên tránh chữ , chữ đổi thành chữ (nội); tên chức quan là “Trung thư” 中書 đổi thành “Nội sử” 內史, đây là ví dụ về huý hiềm danh.
          Do bởi tị huý, nên thậm chí còn đổi cả họ tên của người khác. Hán Văn Đế tên Hằng , Điền Hằng 田恆 thời Xuân Thu bị đổi là Điền Thường 田常; Hán Cảnh Đế tên Khải , Vi Tử Khải 微子啟 bị đổi thành Vi Tử Khai 微子開; Hán Vũ Đế tên Triệt , Khoái Triệt 蒯徹 bị đổi thành Khoái Thông 蒯通; Hán Minh Đế tên Trang , Trang Trợ 莊助 bị đổi thành Nghiêm Trợ 嚴助. Lưu Tri Cơ 劉知幾 soạn bộ Sử thông 史通, người đời sau nhân vì tị huý Đường Huyền Tông Lí Long Cơ 李隆基 (chữ và chữ đồng âm) nên đã đổi là Lưu Tử Huyền 劉子玄 biên soạn (Tử Huyền là tên tự của Lưu Tri Cơ). Đến đời Thanh, để tránh huý của Thanh Thánh Tổ lại khôi phục là Lưu Tri Cơ, nhưng khi nói đến Lưu Tử Huyền thì phải đổi gọi là Lưu Tử Nguyên 劉子元. Địa danh, quan danh do bởi tị huý mà cũng có không ít những thay đổi.
          Trên đây là thay đổi chữ khi tị huý. Còn như tị huý viết khuyết nét thì đến đời Đường mới có. Ví dụ như tị huý Đường Thái Tông Lí Thế Dân, chữ (thế) phải viết là ; tị huý Tống Chân Tông Triệu Hằng, chữ phải viết khuyết nét ngang ở dưới; tị huý Thanh Thế Tông, chữ (dận) phải viết khuyết nét bên phải; tị huý Thanh Tuyên Tông, chữ (ninh) phải viết khuyết chữ (đinh) ở dưới; tị huý Khổng Tử, chữ  (Khâu) phải viết khuyết nét bên phải v.v…

                                  Huỳnh Chương Hưng
                                   Quy Nhơn 28/10/2012

Dịch từ nguyên tác Trung văn
Trong quyển
CỔ ĐẠI HÁN NGỮ
古代漢語
(tập 3)
Chủ biên: Vương Lực 王力
Trung Hoa thư cục 1998.
Previous Post Next Post