Dịch thuật: Những cấm kị ở trà là sản vật trà sự đưa vào hoạt động Phật sự (tiếp theo)

NHỮNG CẤM KỊ Ở TRÀ
 LÀ SẢN VẬT TRÀ SỰ
 ĐƯA VÀO HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ
(tiếp theo)

          Tại chùa, điều đại kị ở trà là “huyên náo”. Chư tăng khi toạ thiền luôn chọn nhưng nơi yên tĩnh làm thiền phòng, ngồi xếp bằng, lưng thẳng, đưa khí xuống vùng bụng lặng lẽ hô hấp, ánh mắt tập trung vào một vật cố định, dẹp bỏ mọi tạp niệm. “Thiền” là dịch âm “Thiền na” 禅那từ tiếng Phạn, ý nghĩa tương đương với tiếng Hán là “tu tâm” 修心 hoặc “tĩnh lự” 静虑. Khi toạ thiền, chư tăng có thể uống trà, trà giúp cho toạ thiền suốt đêm không ngủ, tức gọi là “điều miên” 调眠; trà còn giúp cho tiêu hoá, tức gọi là “điều thực” 调食; ngoài ra trà còn có thể ức chế dục tính, tức gọi là “điều tâm” 调心, do đó sau khi trà sự tiến vào Phật môn đã dung hợp với tinh thần thiền môn thành nhất thể, kị nơi uống trà ồn ào huyên náo, càng kị tâm cảnh của người uống trà rối ren nhiễu loạn, bởi vì trà cần phải tĩnh toạ, một mình thưởng thức mới có thể có được thần vận, uống trà quan trọng nhất là tính tinh thần nội tại. Nó giúp cho người toạ thiền điều hoà hơi thở, trầm tư mặc tưởng, dẹp bỏ vọng tưởng quay về với chân như, tập trung toạ thiền, phàm thánh như nhau. Không  được làm trái với tinh thần thiền đạo và trà đạo này. Tâm thần của chủ thể tán loạn, “tâm viên ý mã” 心猿意马 (1), hay hoàn cảnh khách thể ồn ào tạp loạn đều là đại kị của trà. Trong thi ca thời Đường lưu truyền lại, chúng ta có thể phát hiện việc miêu tả trà luôn gắn liền với sự tu tập thanh tĩnh hư không của chư tăng cùng với hoàn cảnh uống trà thanh u tịch mịch như hình với bóng. Lí Gia Hữu 李嘉祐 trong bài Đồng Hoàng Phủ thị ngự đề Tiến Phúc tự - Công phòng 同皇甫侍御题荐福寺 - 公房 viết rằng:
Hư thất độc phần hương,
 Lâm không tĩnh khánh trường.
虚室独焚香
林空静磬长
Trong căn phòng trống, một mình ngồi đốt hương
 Rừng vắng, tiếng khánh ngưng bặt đã lâu.
Xuyết mính phiên chân kệ,
Nhiên đăng kế tịch dương.
啜茗翻真偈
燃灯继夕阳
Nhấp ngụm trà lật qua trang kệ
Thắp ngọn đèn nối với ánh chiều
          Mâu Dung 牟融 trong bài Du Báo Bản tự 游报本寺:
Trà yên niễu niễu lung thiền tháp
Trúc ảnh tiêu tiêu tảo kính đài
茶烟袅袅笼禅榻
竹影萧萧扫径苔
Khói trà lượn lờ vây quanh sạp ngồi thiền
Bóng trúc đong đưa quét rêu trên lối đi
          Tào Tùng 曹松 trong bài Túc khê tăng viện 宿溪僧院:
Thiếu niên vân khê lí
Thiền tâm dạ canh nhàn
Tiên trà lưu tĩnh giả
Kháo nguyệt toạ tùng (2) san
少年云溪里
禅心夜更闲
煎茶留静者
靠月坐松 (2)
Thiếu niên ở nơi chốn mây và khe suối
Tâm thiền đêm đến an nhàn
Nấu trà mời đêm yên tĩnh
Ngồi bên núi tùng tựa vào ánh trăng
          Trong những câu thơ trên, dường như mỗi câu đều có những từ ngữ như: , độc , không , tĩnh , nhàn , dạ , nguyệt , trúc ảnh 竹影, kính đài 径苔. Những từ ngữ này đều mang sắc thái yên tĩnh, thanh u, thanh khiết  không từ nào là ngoại lệ, chúng đã phản ánh điều cấm kị ở trà nơi cửa Phật, đó là sự ồn ào huyên náo.
          Tiếp đến, một đại kị nữa ở trà đó là “tục” . Các đệ tử Phật môn từ đời Đường trở đi, đa phần đều thiết lập trà đường trong chùa, đây là nơi trụ trì hành lễ. Nơi đây, các hoà thượng nghiên cứu học tập Phật pháp, tiếp đãi thí chủ, thưởng thức trà thơm. Trong nghi quy có một hoạt động đặc biệt, đó là “trà thang” 茶汤, tức vào lúc sáng sớm, điện chủ đến dâng trà trước Phật, trước Tổ và trước linh, sau đó mới thắp hương thành kính lễ bái hết. Do bởi Phật giáo cho rằng trà có “công năng như thần”, rất hợp với quan niệm tu thân nơi cửa Phật, cửa Phật là thánh địa thoát tục, trà là vật thanh khiết thần thánh, thông qua trà sự có thể làm trong sạch thân tâm, mà mục đích thân tâm trong sạch là phải thông qua một số nghi thức trang nghiêm mới đạt được. Thời Tống, nơi thiền môn đã hình thành lễ nghi “trà yến” 茶宴 rất thánh khiết, có trà đình với không khí trang nghiêm, bên trong trà đình treo tranh Phật để lễ bái cúng dường, ngoài ra còn treo những ngữ lục thiền tông. Bất luận là trà đình hay trà yến, những nơi đó đều là nơi các tăng nhân nghiên cứu tu học Phật pháp, tại nơi đó, thiền tăng với thanh trà trong tay, tìm niềm vui trong thiền định, chiếu phá căn sinh tử, hoặc vấn hoặc đáp, tuỳ cơ đối đáp, hiển thị thiền cơ, phá bỏ hoài nghi, thể hiện sức sống mãnh liệt của thiền học Trung Quốc, hoạt bát lanh lợi. Đại kị "tục" ở trà, đầu tiên là một loại yêu cầu nhắm đến chủ thể bản thân người uống, tức kị sự đần độn thô tục. Uống trà cũng như tham thiền, thuộc về con người mà thiền gia gọi là có “tuệ căn”; thiếu trí tuệ, ngộ tính nghèo nàn thì không có cách gì lĩnh hội mùi vị chân chính của trà, càng không có cách gì cảm ngộ được đại đạo của thiền gia. Kị “tục” trong trà đạo trừ những cấm kị đối với chủ thể ra, còn có những cấm kị đối với khách thể. Từ hoàn cảnh mà nói, gọi là “tục”  tức tục khí trần thế thiếu đi thiền khí, nơi uống trà tuyệt đối không được màu sắc loè loẹt, như xanh xanh đỏ đỏ; không được bài trí phồn hoa dung tục, đồng thời với âm nhạc khinh phù tuỳ tiện mang tính chất lả lơi trêu ghẹo càng cấm kị. Ngoài ra, những tăng nhân tu dưỡng cao thâm còn rút ra được cách chọn trà, giám định trà, pha trà từ trong việc thưởng thức trà, hình thành nên hệ thống phương pháp cố định.

CHÚ THÍCH CỦA NGƯỜI DỊCH
(1)- TÂM VIÊN Ý MÃ 心猿意马: tâm như con vượn luôn leo trèo, ý như con ngựa luôn chạy, không thể khống chế được. Thành ngữ này hình dung tâm lí luôn tạp loạn xáo động, yên tĩnh không được.
(2)- Chữ “tùng” ở câu này, theo một số tư liệu là chữ “thương” :
Kháo nguyệt toạ thương san
靠月坐苍
          Như http://www.hudong.com/wiki
                  httP://ctext.org/text.pl?node
                  httP://gushi.qinqishuhua.org/39914.htm

                                                                        Huỳnh Chương Hưng
                                                                       Quy Nhơn, 3 / 7 / 2012

Dịch từ nguyên tác Trung văn
TRÀ CHI CẤM KỊ THỊ TRÀ SỰ
NẠP NHẬP PHẬT SỰ HOẠT ĐỘNG ĐÍCH SẢN VẬT
茶之禁忌是茶事纳入佛事活动的产物
Trong quyển
TRÀ DỮ TRUNG QUỐC VĂN HOÁ
茶与中国文化
Tác giả: Vương Quốc An 王国安, Yếu Anh要英
Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã, 2000.

Previous Post Next Post