Dịch thuật: Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa (2236) ("Truyện Kiều")

 

HỒN QUÊ THEO NGỌN MÂY TẦN XA XA (2236)

          Mây Tần: Hàn Dũ 韩愈trong bài Tả thiên chí Lam Quan thị điệt tôn Tương 左迁至蓝关示侄孙湘  viết rằng:

Nhất phong triêu tấu cửu trùng thiên

Tịch biếm Triều Dương lộ bát thiên

Dục vị thánh minh trừ tệ sự

Khẳng tương suy hủ tích tàn niên

Vân hoành Tần lĩnh gia hà tại

Tuyết ủng Lam Quan mã bất tiền

Tri nhữ viễn lai ưng hữu ý

Hảo thu ngô cốt chướng giang biên

一封朝奏九重天

夕贬潮阳路八天

欲为圣明除弊事

肯将衰朽惜残年

云横秦岭家何在

雪拥蓝关马不前

知汝远来应有意

好收吾骨瘴江边

Buổi sớm dâng thư can gián lên triều đình

Buổi chiều đã bị biếm đến Triều Dương xa ngàn dặm

Vốn muốn vì thánh minh thanh trừ những việc tệ hại

Sao lại tiếc ngày tháng về chiều của tâm thân già yếu này

Mây giăng nơi Tần Lĩnh, không biết nhà ta ở phương nào

Tuyết rơi dày cả Lam Quan, ngựa cũng không chịu tiến lên

Cháu từ nơi xa đến đi cùng là có ý, biết ta đi lần này lành ít dữ nhiều

Cháu chuẩn bị thu nhặt hài cốt của ta nơi vùng đất bên sông đầy chướng khí này

http://www.exam58.com/thydsj/241.html

 

Đoái trông muôn dặm tử phần

Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa

(“Truyện Kiều” 2235 – 2236)

Mây tần: Câu thơ của Hàn Dũ: “Vân hoành Tần lĩnh gia hà tại?” nghĩa là “Mây vắt ngang qua núi Tần Lĩnh không biết nhà ta ở đâu?”  Do đó mây Tần có nghĩa là nhớ nhà.

(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 1989)

Trong “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích, ghi rằng:

          Đường Hàn Dũ di Hàn Tương thi vân: Vân hoành Tần lĩnh gia hà tại, tuyết ủng Lam quan mã bất tiền.

          唐韓愈遺韓相詩云: 雲橫秦嶺家何在雪擁藍關馬不前

          (Sách Đường: Thơ Hàn Dũ đưa cho Hàn Tương có câu: Trông mây Tần lĩnh nhà đâu tá, tuyết phủ Lam quan vó ngựa chồn.)

(Sài Gòn: nxb Sống Mới, 1960)

Xét: “Mây Tần” ở câu 2236 với ý nhớ nhà, xuất xứ từ bài Tả thiên chí Lam Quan thị điệt tôn Tương 左迁至蓝关示侄孙湘  của Hàn Dũ 韩愈.

Trong “Tư liệu Truyện Kiều  - Bản Duy Minh Thị 1872” do GS Nguyễn Tài Cẩn phiên Nôm, câu 2235 là:

Đoái THƯƠNG nuôn dặm tử phần

                                                     (Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002)

                                                                 Huỳnh Chương Hưng

                                                                 Quy Nhơn 05/01/2021

Previous Post Next Post