Dịch thuật: Cổ kim tự

 

CỔ KIM TỰ 

         Thời thượng cổ, đặc biệt là thời Tiên Tần, số lượng chữ Hán so với đời sau ít hơn rất nhiều. Trong Thuyết văn giải tự 說文解字của Hứa Thận 许慎 chỉ thu thập 9353 chữ, trong đó có nhiều chữ xa lạ, chữ thường dùng trên thực tế chỉ có ba bốn ngàn chữ. Ví dụ như “Tứ thư” 四書 (Đại học 大學, Trung dung 中庸, Luận ngữ 論语, Mạnh Tử 孟子) tổng cộng chỉ dùng 4466 chữ. Nhưng chúng ta quyết không thể từ đó mà có kết luận rằng: Đầu óc người thời thượng cổ giản đơn, khái niệm thiếu thốn, chỉ dùng ít chữ là đủ. Khái niệm của người thời thượng cổ bất luận là nghèo thiếu như thế nào, quyết không thể so với khái niệm của người hiện đại ít hơn rất nhiều. Lấy bộ Khang Hi tự điển 康熙字典 để nói, tuy chỉ thu thập 4705 chữ, nhưng không thể nói khái niệm của người đời Thanh so với khái niệm của người thượng cổ nhiều hơn bồn năm lần. Có 3 nguyên nhân chữ Hán tăng nhiều:

          Nhu cầu phát triển thích ứng với xã hội mà không ngừng sản sinh chữ mới.

          Chữ Hán của các thời đại dần suy vong nhưng vẫn bảo tồn trong tự điển.

          Hiện tượng “kiêm chức” 兼職 của chữ Hán thời thượng cổ nhiều, đời sau không ngừng phân hoá.

          Ví dụ như chữ đã kiêm ý nghĩa của một số chữ đời sau như: (tị), (tịch), (tích), (bế), (thí).

          Tùng đài thượng đàn nhân, nhi quan kì tị hoàn dã

          從臺上彈人而觀其丸也

          (Từ trên đài cao dùng cung đạn bắn người đi ở dưới rồi xem cảnh tượng họ tránh đạn)

          (Tả truyện – Tuyên Công nhị niên - 左傳 - 宣公二年)

          (Chữ về sau viết là )

          Dục tịch thổ địa, triều Tần Sở, lị trung quốc, nhi phủ tứ di dã

          土地, 朝秦楚, 莅中國, 而撫四夷也

          (Muốn mở rộng cương thổ, khiến nước Tần nước Sở triều phục, thống trị trung quốc mà vỗ yên tứ di)

          (Mạnh Tử - Lương Huệ Vương thượng 孟子 - 梁惠王上)

          (Chữ về sau viết là (1))

          Cẩu vô hằng tâm, phóng phích tà xỉ, vô bất vi dĩ.

          苟無恆心, 放辟邪侈, 無不為己

          (Nếu không có tâm chí kiên định, coi thường pháp kỉ và dư luận làm những điều càn quấy, không việc gì xấu mà không làm)

(Mạnh Tử - Lương Huệ Vương thượng 孟子 - 梁惠王上)

(Chữ về sau viết là)

          Hữu tiện bế, hữu thiện nhu, hữu tiện nịnh, tổn hĩ.

          友便, 友善柔, 友便佞, 損矣

          (Làm bạn với những kẻ gian xảo, làm bạn với những kẻ xu nịnh, làm bạn với những kẻ xảo biện, đó là có hại.)

          (Mạnh Tử - Quý thị 孟子 - 季氏)

(Chữ về sau viết là )

          Quân tử chi đạo, thí như hành viễn, tất tự nhĩ, thí như đăng cao, tất tự ti.

          君子之道, 如行遠,必自邇,如登高,必自卑

          (Trung dung 中庸)

          (Quân tử thực hành đạo trung dung, ví như đi xa, tất phải bắt đầu từ chỗ gần, ví như lên cao, tất phải bắt đầu từ chỗ thấp)

(Chữ về sau viết là )

          Đơn cử hai chữ sau xem thử: Trong Thuyết văn 說文 không có chữ (“trái” là nợ), điều đó không đồng nghĩa với việc thời thượng cổ không có khái niệm (trái), khái niệm này lúc bấy giờ là do chữ biểu thị (xem Chiến quốc sách – Tề sách 戰國策 - 齊策). Trong Thuyết văn說文 có chữ (“xả” là bỏ đi), nhưng trong Thập tam kinh 十三經  hoàn toàn không có chữ (xả), điều này cũng không đồng nghĩa với việc thời Tiên Tần không có khái niệm (xả), khái niệm này lúc bấy giờ là do chữ (xá) biểu thị (xem Tả truyện -  Hi Công tam thập niên 左傳 - 僖公三十年).

          Từ đó mà thấy, là chữ tương đối cổ, còn là chữ tương đối hậu khởi. Chúng ta có thể gọi “ 責債” , “舍捨” là cổ kim tự (1). Nhưng chúng ta không nên nhầm lẫn, cho rằng chữ đã bị phế bỏ, chức vụ của chúng đã hoàn toàn do chữ thay thế. Nếu muốn biết, thì chuyển giao cho 債捨đó chỉ là chúng gánh vác một chức vụ trong số mấy chức vụ, chức vụ khác của chúng (責任 trách nhiệm, 房舍 phòng xá ) hoàn toàn không bị bỏ đi.

                                                                           (còn tiếp)

Chú của nguyên tác

1- Hiện tại chữ lại giản hoá là .

                                                                    Huỳnh Chương Hưng

                                                                    Quy Nhơn 09/01/2021

Nguyên tác Trung văn trong

CỔ ĐẠI HÁN NGỮ

古代漢語

(tập 1)

Chủ biên: Vương Lực 王力

Trung Hoa thư cục, 1998.

Previous Post Next Post