Dịch thuật: Về cách xưng "thần" "thiếp" ở triều Thanh

 

VỀ CÁCH XƯNG “THẦN” “THIẾP” Ở TRIỀU THANH 

          Đời Thanh, phi tần hậu cung khi nói với hoàng đế, tự xưng là “thiếp” chứ không bao giờ xưng là “thần thiếp” 臣妾. Bởi vì “thần thiếp” là cách xưng hô thời cổ đối với nô lệ, nam nô gọi là “thần” , nữ nô gọi là “thiếp” , về sau phiếm chỉ người có địa vị thấp so với đối tượng nói chuyện. Ví dụ quan viên khi nói với hoàng đế, xưng đối phương là “hoàng thượng” 皇上, còn tự xưng là “thần” ; hoàng tử đối với hoàng a mã ở chỗ riêng tư có thể tự xưng là “nhi thần” 儿臣, nhưng trường hợp chính thức cũng phải xưng là “thần” ; huynh đệ của hoàng thượng khi có người ngoài thì không bao giờ xưng là “thần đệ” 臣弟, trường hợp chính thức cũng phải xưng là “thần” ; con gái khi ứng đối chỉ có thể tự xưng là “thiếp” . Giống như không thể đem một nam hoặc một nữ xưng là “nam nữ” 男女, nên thời cổ không có tự xưng là “thần thiếp” 臣妾, cho nên câu “thần thiếp tố bất đáo” 臣妾做不到 (thần thiếp làm không được), quả thực phi tần không thể làm được vừa là “thần” lại vừa là “thiếp” . 

                                                             Huỳnh Chương Hưng

                                                              Quy Nhơn 30/10/2020

Nguồn

HOẠT TẠI ĐẠI THANH

活在大清

Tác giả: Mao Soái 毛帅

Thành Đô: Tứ Xuyên nhân dân xuất bản xã, 2018

Previous Post Next Post