Dịch thuật: Trộm thần đàn và Thái sư, Thiếu sư bôn Chu (tiếp theo)

TRỘM THẦN ĐÀN VÀ THÁI SƯ, THIẾU SƯ BÔN CHU
(tiếp theo)

          Sau khi Tây Bá Xương 西伯昌 bị giam trong ngục tối Dũ Lí 羑里 (nay thuộc huyện Thang Âm 汤阴 Nam 河南), các đại thần Chu tộc như Hoành Yêu 闳夭, Tán Nghi Sinh 散宜生 tìm nhiều cách để cứu. Họ tuyển chọn mĩ nữ, lại thu thập rất nhiều ngọc quý, ngựa hay dâng lên Trụ Vương. Trụ Vương tham tài háo sắc nhìn thấy người Chu mang đến tặng nhiều lễ vật như thế, lập tức hạ lệnh phóng thích Tây Bá Xương. Tây Bá Xương sau khi về lại nước Chu, để lấy lòng Trụ Vương, lại dâng một vùng đất lớn. Tây Bá Xương muốn thu phục nhân tâm, nhân cơ hội đó thỉnh cầu Trụ Vương phế bỏ “bào cách (lạc) chi pháp” 炮格 ()之法tàn khốc. Trụ Vương hôn dung có được mĩ nữ, vàng ngọc lại được một vùng đất lớn, không ngăn được mừng rỡ, không chỉ vui lòng đáp ứng thỉnh cầu của Tây Bá Xương phế bỏ “bào cách (lạc) chi pháp”, mà còn gia phong Cơ Xương 姬昌làm thủ lĩnh chư hầu phương tây, ban thưởng lễ khí tượng trưng cho quyền lực như phủ , việt , để ông có thể đại biểu Trụ Vương chinh phạt phương quốc tiểu chư hầu ở phía tây; đồng thời với đó, Trụ Vương tàn hại trung lương, sủng tín nịnh thần Phí Trọng 费仲 và Ác Lai 恶来 thích nói xấu người khác. Ác nhân đương triều, càng khiến các đại thần  và chư hầu cảm thấy thất vọng.
          Dưới sự trị lí của Tây Bá Xương, nước Chu ngày càng cường thịnh. Không ít chư hầu ngày trước y phụ Trụ Vương lần lượt bỏ đi, đến với Tây Bá,  xem Tây Bá là chỗ dựa của mình. Chu Văn Vương “tam phân thiên hạ hữu kì nhị” 三分天下有其二 (ba phần trong thiên hạ đã có được hai phần”, tạo nên sự uy hiếp nghiêm trọng đối với vương triều Thương. Thúc phụ của Trụ Vương là Tỉ Can 比干 vô cùng lo, khuyên can Trụ Vương nên chú ý đến cục thế nguy hiểm của quốc gia, nhưng Trụ Vương không hề nghe lọt tai; hiền nhân Thương Dung 商容 tuy uy tín rất cao, nhưng Trụ Vương lại cho ông ta đã cản trở tay chân, nên tước chức cho làm dân thường, không được tham dự chính sự nữa. Để do thám quốc lực của vương triều Thương, Tây Bá Xương đã đem binh diệt nước Cơ  (cũng có sách viết là (kì) hoặc (lê)). Đại thần triều Thương là Tổ Y 祖伊 có viễn kiến, cho rằng đó là sự khởi đầu của người Chu diệt vương triều Thương, nên rất lo sợ, vội chạy đến báo với Trụ Vương, hi vọng Trụ Vương sửa đổi, nếu không ông trời sẽ bỏ vương triều. Nhưng Trụ Vương nghe báo cáo khẩn cấp đó không cho là như thế, xem như không có việc gì, nói rằng:
          - Ta xem thử ông trời có thể nắm bắt ta như thế nào?
          Tổ Y thấy thế vô cùng đau buồn nói rằng:
          - Trụ Vương quả thực không hề nghe lọt tai những lời nói trung thực của ta.
          Vi Tử Khải 微子启 mấy lần khuyên Trụ Vương nhưng không có tác dụng. Ông nhìn thấy cái ngày nước Thương diệt vong cách không còn bao xa nữa, nghĩ đến cái chết để tránh khi nước mất nhà tan phải làm nô lệ cho người Chu. Nhưng Thái sư lại khuyên ông ta rằng:
          - Ông trời đã khiến kẻ làm bại hoại nước nhà là Trụ Vương  chà đạp nước Ân, xem ra khí số của triều Ân đã hết, tồn tại chẳng được mấy ngày. Nếu cái chết của ông có thể cứu vãn được tình thế, phục hưng triều Thương, thế thì đáng giá. Nhưng nếu nước nhà bị diệt vong, thì cái chết có giá trị gì? Theo tôi, chẳng bằng tìm nơi để tránh!
          Một quý tộc khác là Cơ Tử 箕子 phát hiện tại triều không thấy Vi Tử, trong lòng sớm đã biết chuyện, sợ nhiều lời sẽ rước hoạ, bèn giả điên, ở cùng đám nô lệ, kết quả vẫn bị Trụ Vương bắt lại.
          Quý tộc Tỉ Can nghe tin Vi Tử đã chạy trốn, Cơ tử bị điên, trong lòng cảm khái. Ông than dài nói rằng:
          - Làm bề tôi nhìn thấy quốc quân sai lầm mà không can gián, đó là biểu hiện bất trung. Sợ bị giết chết nên không dám nói, là biểu hiện bất dũng. Chỉ có nhìn thấy quốc quân sai lầm liền can gián, nếu không thu nạp ý kiến chính xác của mình thì lấy thân tuẫn chức, như thế mới là lòng trung chân chính đối với quân vương.
          Tỉ Can ôm lấy trong lòng quyết tâm tất sẽ bị chết, đến trước mặt Trụ Vương khuyên liền ba ngày mà không rời đi. Trụ Vương tuy trong lòng sớm đã cảm thấy phiền Tỉ Can dám trực gián phạm nhan, nhưng lại giả vờ nói rằng:
          - Ta từ nay về sau phải làm như thế nào đây?
          Tỉ Can nói rằng:
          - Chỉ cần ngài yêu lấy bách tính, làm nhiều việc thiện, không nên xa xỉ quá độ.
          Trụ Vương nghe qua, giận dữ nói rằng:
          - Ta nghe người ta nói, tim của người thông minh tuyệt đỉnh khác với người bình thường, có phải là tim của ông có 7 lỗ mới dám cả gan như thế?
          Bèn hạ lệnh xử tử Tỉ Can, đồng thời tàn nhẫn móc tim Tỉ Can bổ ra xem thử.
          Tin Tử Can chết thảm chấn động cả trong ngoài triều của vương triều Thương. Thái sư, Thiếu sư nhìn thấy trọng thần trong triều từng người từng người bị giết, bị nhốt, có người bỏ chạy, biết Trụ Vương đã hết thuốc chữa. Để tránh gặp phải tai hoạ, họ lén đem khí vật trong tông miếu và các loại nhạc khí thu thập lại dùng làm lễ kiến diện vội đầu bôn đến nước Chu.
          Thời kì Trụ Vương, sự phá sản và phản kháng của quảng đại bình dân đã nói rõ mâu thuẫn giai cấp cuối triều Thương đã tiến một bước, thêm sâu thêm kịch liệt. Còn không ít quý tộc đại chủ nô bị giết và bỏ chạy đã nói rõ giai cấp chủ nô đã không có năng lực kế tục sự thống trị vương triều Thương. Giai cấp chủ nô lần lượt như chim thú tan bầy, vương triều thương hơn 600 năm đã đi đến chỗ suy vi sắp bị diệt vong. (hết)

                                                         Huỳnh Chương Hưng
                                                         Quy Nhơn 12/01/2020

Nguồn
TÂY CHU SỬ THOẠI
西周史话
Tác giả: Vương Vũ Tín 王宇信
Trung Quốc quốc tế quảng bá xuất bản xã, 2007
Previous Post Next Post