Dịch thuật: Chữ "uyển" trong Hán ngữ cổ

CHỮ “UYỂN” TRONG HÁN NGỮ CỔ

          Một nơi rất rộng để thiên tử vui chơi săn bắn, trong đó trồng cây trồng hoa, nuôi cầm thú (không phải vây lại để nuôi). Tư Mã Tương Như 司馬相如trong bài Thượng lâm phú 上林賦 có câu:
          Bất vụ minh quân thần chi nghĩa, chính chư hầu chi lễ, đồ sự tranh ư du hí chi lạc, uyển hữu chi đại.
          不務明君臣之義, 正諸侯之禮, 徒事爭於游戲之樂, 苑囿之大
          (Không chịu mong cầu làm rõ nghĩa giữa quân thần, làm thẳng ngay lễ nghi của chư hầu, mà chỉ cốt tranh cao thấp việc vui chơi săn bắn, uyển hữu lớn nhỏ)
          Đỗ Phủ 杜甫trong bài Ai giang đầu 哀江頭 cũng có viết:
Ức tích nghê tinh há Nam uyển
Uyển trung vạn vật sinh nhan sắc
憶昔霓旌下南苑
苑中萬物生顏色
(Nhớ lúc trước, nghi trượng cờ xí của hoàng đế đến xuống Nam uyển
Muôn vật trong Nam uyển đều tốt tươi)

Phân biệt “hữu” , “uyển” , “viên” , “phố” .
          “Hữu” và “uyển” là cùng loại; “viên” và “phố” là cùng loại. “Hữu” và “uyển” là nơi cực xa xỉ để đế vương vui chơi. Thời Tiên Tần gọi là “hữu” , từ thời Hán trở về sau gọi là “uyển” , “hữu” và “uyển” là từ đồng nghĩa.
          “Viên” và “phố” là nơi của nông dân, nơi trồng cây thì gọi là “viên” , nơi trồng rau thì gọi là “phố” . Nói chung thì “viên” và “phố” không phân biệt. Phan Nhạc 潘岳 trong lời tựa bài Nhàn cư phu 閑居賦 có viết:
Quán viên dục (dục) sơ, dĩ cung triêu tịch chi thiện.
灌園粥 () , 以供朝夕之膳
(Tưới viên bán rau để cung cấp cho bữa ăn sớm tối)
          Có thể thấy trong “viên” cũng có thể trồng rau. Sau này, chữ “viên” dùng để biểu thị hoa viên của quý tộc, nên mới tách biệt với chữ “phố” .

                                                       Huỳnh Chương Hưng
                                                       Quy Nhơn 04/10/2019

Nguyên tác Trung văn trong
CỔ ĐẠI HÁN NGỮ
古代漢語
(tập 4)
Chủ biên: Vương Lực 王力
Trung Hoa thư cục, 1998.
Previous Post Next Post