Dịch thuật: Từ khi nào từ "vạn tuế" chuyên xưng chỉ hoàng đế (tiếp theo)

TỪ KHI NÀO TỪ “VẠN TUẾ”  CHUYÊN XƯNG CHỈ HOÀNG ĐẾ
(tiếp theo)

           Thế thì, từ “vạn tuế” rốt cuộc từ lúc nào chuyên dùng cho hoàng đế? Ý kiến của giới sử học cũng chưa nhất trí, cách nói bất nhất, có người cho rằng là sau thời Tần Hán, khi bề tôi triều kiến quốc quân thường hô “vạn tuế”, nhưng lúc bấy giờ vẫn không phải là từ chuyên xưng chỉ hoàng đế. Như lễ nghi triều Hán quy định, đối với hoàng thái tử có thể xưng Vạn tuế. Đương thời trong hoàng tộc vẫn lấy “vạn tuế” để đặt tên, em trai Hán Hoà Đế 汉和帝 tên là “Lưu Vạn Tuế” 刘万岁. Từ thời Hán đến thời Đường, sự lệ bề tôi xưng “vạn tuế” cũng thấy ở sách. Đến triều Tống, hoàng đế mới chính thức không cho phép mọi người xưng là “vạn tuế”.
          Trước mắt, đại đa số cho là “vạn tuế” thuộc về hoàng đế, bắt đầu từ Hán Cao Tổ 汉高祖. Lưu Bang 刘邦 vốn chẳng qua là một kẻ thô lỗ trong giới dân nghèo, sau khi bước lên bảo toạ hoàng đế, cảm thấy cần phải dùng một phương thức nào đó để thể hiện công đức và địa vị của mình. Danh thần Thúc Tôn Thông 叔孙通là một người rất thông minh, ông ta nắm bắt được tâm lí của Lưu Bang, một ngày nọ lúc lên triều, Thúc Tôn Thông nói rằng:
          - Bẩm hoàng thượng, thần có việc cần tấu. Thần cho rằng cần phải chế định chế độ lễ nghi ngự dụng, nếu không sẽ bất lợi cho việc duy trì sự tôn nghiêm của thiên tử.
          Lưu Bang vô cùng vui mừng, liền hỏi ông ta có cách gì. Thúc Tôn Thông chậm rãi đem cách nghĩ của mình nói với Lưu Bang, trong đó có một điều cho rằng, hoàng đế là con của trời, người mà có thể làm hoàng đế đều là người có thiên mệnh sai phái, cho nên, Hán Cao Tổ Lưu Bang khi lâm triều, mọi người cần phải cùng nhau hô vang “vạn tuế”, để biểu thị sự chúc phúc và kính sợ của mình. Đồng thời “vạn tuế” phải là chuyên xưng chỉ hoàng đế, người bình thường không được dùng nữa, chỉ có hoàng thượng mới có đủ tư cách sống bất hủ đến vạn năm. Lưu Bang lập tức đồng ý cho thực hiện rộng rãi chế độ nghi lễ này. Từ đó, mỗi lần lên triều sớm, “quần thần trên điện đều hô vạn tuế”, triều đình trên dưới rất trật tự, ngay cả Lưu Bang cũng cảm thấy vô cùng khoái ý; “trẫm nay mới biết sự tôn quý khi làm hoàng đế”. Từ cách nói trên có thể thấy, chuyên xưng “vạn tuế” là bắt đầu từ Lưu Bang trở đi, đồng thời có liên hệ với cả chế độ lễ nghi triều đình. Chế độ lễ nghi này, hậu thế không ngừng bổ sung, tu đính, ngày càng hoàn thiện.
          Còn có ý kiến khác cho rằng, từ khi Hán Vũ Đế độc tôn Nho thuật, “vạn tuế” mới được Nho gia định cho riêng hoàng đế. Truyền thuyết kể rằng, có một lần, Hán Vũ Đế ra ngoài tuần du, đến Hoá sơn 华山 (1) nguy nga hùng vĩ, sau khi lên đến đỉnh núi, cả đoàn người nghỉ ngơi trước miếu, độ nhiên truyền đến 3 tiếng hô rắn rỏi mạnh mẽ: “Vạn tuế! Vạn tuế! Vạn tuế!”, đám tuỳ tùng vội tìm khắp nơi nhưng không phát hiện thấy người nào, bởi nơi mà hoàng thất xuất du không cho phép dân thường được đến. Trụ trì trong miếu nói rằng:
          - Ba tiếng hô “vạn tuế” lúc nãy là tiếng hô của sơn thần, biểu thị sự thần phục đối với việc thiên tử đến nơi đây!
          Hán Vũ Đế vô cùng vui mừng, thế là ban chiếu lệnh cho mọi người trong thiên hạ từ nay về sau không thể tuỳ tiện sử dụng từ xưng hô “vạn tuế”, chỉ có thể dùng riêng cho hoàng đế. Trong Hán thư 汉书 có nói, mùa xuân tháng Giêng năm Nguyên Phong 元封, Hán Vũ Đế ban chiếu rằng:
          Trẫm có việc đến Hoá sơn, .......... đám lại tốt bên cạnh miếu đều nghe hô vang 3 lần từ vạn tuế.
          15 năm sau, Hán Vũ Đế lại nhắc lại chuyện cũ:
          Đến Lang Da 琅邪 (2), làm lễ “Nhật” ở Thành sơn成山. .........   Núi hô vang vạn tuế.
          Ý của Vũ Đế là ngay cả sơn thần sơn thạch cũng đều chúc hô hoàng đế  vạn tuế, thần dân há có thể không hô? Từ đó, trong cung đình, trước bảo điện, tiếng hô “vạn tuế” không dứt bên tai. Xưng vị đó đã là hoàng đế độc chiếm, người khác nếu dùng là đại bất kính đối, sẽ bị nghiêm trừng.
          Đến triều Tống, “vạn tuế” đã tuyệt đối thành tôn xưng của “vạn tuế gia”. Trừ hoàng đế ra, tuyệt đối không cho phép bất kì ai xưng “vạn tuế”, xưng “vạn tuế”, bề tôi quyết không thể tạp chỉ. Bách tính bình dân nếu như xưng “vạn tuế”, thì hậu quả càng không thể tưởng tượng. Đại thần bị người ta xưng nhầm vạn tuế, sẽ bị giáng chức. Con của đại tướng Bắc Tống Tào Lợi Dụng 曹利用 là Tào Nột 曹讷 (3), trong một lần uống say, “lệnh cho người hô vạn tuế”, người khác tố cáo bị đánh trượng đến chết.
          Từ đó có thể thấy, xưng vị “vạn tuế” từng bước diễn hoá thành từ chuyên xưng chỉ hoàng đế phong kiến. Còn như rốt cuộc từ lúc nào “vạn tuế” bị hoàng đế độc chiếm thì còn cần phải tìm hiểu thêm. (hết)

Chú của người dịch
1- Hoá sơn 華山 (华山)
- Chữ (giản thế )trong Hán Việt tự điển của Thiều Chửu và trong Từ điển Hán Việt văn ngôn dẫn chứng đều thuộc về bộ (thảo) ở phần 8 nét (không tính bộ).
          Chữ bính âm hua (thanh 2) âm Hán Việt là ‘hoa”, hua (thanh 4) âm Hán Việt là “hoá”.
          Trong Hán điển 漢典, ở âm đọc hua (thanh điệu 4) có ghi rằng:
1-     見華山 (华山) .
2- : 如漢代有華佗
     1- Xem điều Hoá sơn
     2- Họ: như Hoá Đà đời Hán.
          Nguồn http://www.zdic.net/z/22/js/83EF_htm
Và trong Khoái học võng 快学网, ở âm đọc hua (thanh điệu 4) cũng ghi rằng:
          1- 山名, 华山
     2- . : 华佗; 华扁 (古代名医华, 华佗扁鹊的并称)
          1- Tên núi, Hoá sơn.
          2- Họ. Như: Hoá Đà; Hoá Biển (gọi chung Hoá Đà và Biển Thước, hai vị danh y cổ đại)
          Nguồn http://zidian.kxue.com/zi/hua4_jieshi.html

2- Lang Da 琅邪
     Với chữ , theo Khang Hi tự điển 康熙字典, chữ có mấy bính âm sau:
Xié (âm Hán Việt: tà), hoặc (âm Hán Việt: da), (âm Hán Việt: dư), shé (âm Hán Việt: xà), zuǒ (âm Hán Việt: tả)
          Với bính âm hoặc ghi rằng:
          Tập vận 集韻, Vận hội 韻會, Chính vận 正韻 phiên thiết là DƯ GIÀ 余遮. Đều có âm là  (da).
          Thuyết văn 說文 nói rằng:
Lang Da, quận danh
琅邪郡名
(Lang Da là tên quận)
(Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã, 2003, trang 1255)
          Trong Hán Việt tự điển 漢越字典 của Thiều Chửu ghi rằng:
          Tà: 1- Lệch, cong. Con người bất chính gọi là gian tà 姦邪; lời nói bất chính gọi là tà thuyết 邪說. Phàm cái gì bất chính đều gọi là tà hết. 2- Yêu tà, tà ma, như tà bất thắng chánh 邪不勝正 tà không hơn chánh được. 3 – Nhà làm thuốc gọi bệnh khí là tà, như phong tà 風邪 (tà gió làm bệnh), thấp tà 濕邪 (khí ẩm làm bệnh.
          Một âm là da. 1- Lang da 琅邪 tên một ấp của nước Tề. 2- Dùng làm trợ từ. Cũng dùng làm chữ nói sự ngờ. Tục dùng như chữ .
          (Nhà xuất bản Hồng Đức, 2015, trang 620)
3- Theo một số tư liệu, tên nhân vật ở đây là Tào Nhuế 曹汭

                                                       Huỳnh Chương Hưng
                                                       Quy Nhơn 07/9/2019

Nguyên tác Trung văn
“VẠN TUẾ” HÀ THỜI DỤNG TÁC HOÀNG ĐẾ ĐÍCH CHUYÊN XƯNG
万岁何时用作皇帝的专称
Trong quyển
TRUNG QUỐC VỊ GIẢI CHI MÊ
中国未解之谜
Tác giả: Hải Tử 海子
Trung Quốc Hoa Kiều xuất bản xã, 2013 
Previous Post Next Post