Dịch thuật: Lục thư (tiếp theo)



LỤC THƯ
(tiếp theo)

Chuyển chú 转注: Hứa Thận nói rằng:
Kiến loại nhất thủ, đồng ý tương thụ, khảo lão thị dã.
建类一首, 同意相受, 考老是也.
(Kiến lập một thanh loại, những chữ cùng ý nghĩa giải thích cho nhau, như chữ (khảo) chữ (lão).)
          Đây là hiện tượng về tự nghĩa 字义 (nghĩa của chữ), không liên quan đến hình thể của chữ. Chuyển chú chính là “hỗ huấn” 互训, tức phàm chữ có ý nghĩa tương đồng có thể giải thích qua lại, gọi đó là chuyển chú, cho nên nói là “đồng ý tương thụ” 同意相受. “Loại” trong “kiến loại” 建类  chính là thanh loại, “thủ” trong “nhất thủ” 一首 chính là ngữ căn, “kiến loại nhất thủ” 建类一首 là kiến lập một thanh loại làm ngữ căn, sau đó triển chuyển biến hoá, mà thanh mẫu và vận mẫu của ngữ căn, hoặc là hoàn toàn bảo tồn, hoặc là bảo tồn bộ phận. Đó chính là nói, phàm chữ chuyển chú, có thanh âm tương đồng hoặc tương cận, ý nghĩa có thể giải thích qua lại. Theo 2 ví dụ (khảo) và (lão) mà Hứa Thận nêu ra, có vận bộ tương đồng, ý nghĩa cũng tương đồng. Những chữ đồng nghĩa khác, như (mưu) (mô) cùng thuộc khinh thần âm 轻唇音, (điên) (đính) cùng thuộc thiệt đầu âm 舌头音, 稿 (cảo) (cán) cùng thuộc hậu ngạc âm 后腭音, đều là thanh mẫu tương đồng.

Giả tá 假借: Hứa Thận nói rằng:
Bản vô kì tự, y thanh thác sự, lệnh trường thị dã.
本无其字, 依声托事, 令长是也
(Vốn không có chữ, dựa vào âm của chữ cũ để đại biểu sự vật, như chữ (lệnh) chữ (trường).)
          Đây cũng là hiện tượng về tự nghĩa, không liên quan đến hình thể của chữ. Chuyển chú là mấy chữ cùng một ý nghĩa, còn giả tá là một chữ mà có mấy ý nghĩa. Sự phát sinh của loại chữ giả tá là do bởi trong ngôn ngữ phát sinh từ vựng mới mà không có chữ tương đương với nó, cho nên nói “bản vô kì tự” 本无其字; thế nên mượn dùng chữ cũ đồng âm để đại biểu, cho nên nói “y thanh thác sự” 依声托事. Từ phương diện văn tự mà nói, ở chữ cũ phú cho nó một ý nghĩa mới. Nhân đó, phàm một chữ có nhiều ý nghĩa, trừ nghĩa gốc ra, các nghĩa còn lại đều là nghĩa giả tá. Nghĩa gốc của chữ (lệnh) là “phát hiệu”; nghĩa gốc của chữ (trường) là “cửu viễn”, mượn dùng để biểu thị quan huyện, như 县令 (huyện lệnh), 县长 (huyện trưởng) thì đó là giả tá. Và như nghĩa gốc của chữ (lai) là loại lúa mạch, mượn làm chữ (lai) trong 来往 (lai vãng); nghĩa gốc của chữ (ô) là một loài chim, mượn làm chữ (ô) trong 乌呼 (ô hô); nghĩa gốc của chữ (năng) là một loại động vật giống đực, mượn làm chữ (năng) trong能力 (năng lực); giữa những chữ đó, có nhiều nghĩa giả tá thông hành, nghĩa gốc của nó dần không dùng đến. Ngoài ra còn có một loại “thông giả” 通假, chính là “vốn có chữ đó, nhưng do vội vàng quên mất, nhớ không ra, bèn mượn dùng chữ có âm đồng hoặc hình thể giống để thay thế”. Ví dụ như chữ (khí), nghĩa gốc của nó là hí khách sô mễ 饩客刍米 (tặng cho người lương thực và thức ăn gia súc), tức gốc của chữ (hí) trong “lẫm hí” 廪饩, đời sau mượn chữ (khí) để biểu thị thể khí, kì thực để biểu thị thể khí vốn đã có chữ (khí) rồi. Và như chữ gốc của chữ (tiền = trước) trong 前后 (tiền hậu) vốn đã có chữ , còn chữ gốc của chữ (tiễn = cái kéo / cắt) trong 剪刀(tiễn đao) chính là chữ , hiện tại mượn dùng chữ vốn biểu thị cái kéo để biểu thị nghĩa “tiền” trong “tiền hậu”, và tạo ra chữ khác để biểu thị “tiễn đao” (cái kéo / cắt). Loại giả tá này chính là loại mà hiện tại gọi chữ viết khác. (hết)

                                                                 Huỳnh Chương Hưng
                                                                 Quy Nhơn 06/7/2019

Nguyên tác
LỤC THƯ
六书
Trong quyển
QUỐC HỌC THƯỜNG THỨC
国学常识
Tác giả: Tào Bá Hàn 曹伯韩
Bắc Kinh: Hoá học công nghiệp xuất bản xã, 2017
Previous Post Next Post