Dịch thuật: Xưng vị mang tính khẩu ngữ dân gian thời Đường (kì 1)

XƯNG VỊ MANG TÍNH KHẨU NGỮ DÂN GIAN THỜI ĐƯỜNG
(kì 1)

         Nếu như bạn tại Trường An bị lạc đường, làm sao có thể gọi người khác một cách thành công, bất luận là nam hoặc nữ để hỏi đường người đó? Gặp một anh bạn thời Đại Đường và kết giao, sợ gọi thẳng tên thì không lịch sự, làm thế nào bây giờ? Nhớ tới cách xưng hô “nương tử” 娘子, “tướng công” 相公trong các tác phẩm điện ảnh, cách xưng hô đó có phải cũng thông dụng tại triều Đường?
          Muốn biết cuộc sống ở Đại Đường, đầu tiên là phải học cách xưng hô mà người triều Đường quen dùng, tuyệt đối không thể buột miệng xưng hô “công tử” 公子, “tiểu thư” 小姐, tuy cách xưng hô đó phục cổ nhiều hơn so với “tiên sinh” 先生, “nữ sĩ” 女士, nhưng bách tính triều Đường nghe không hiểu, có phục cổ lại cũng không có tác dụng. Đại Đường đối với chúng ta thân thiết vô cùng nhưng rốt cuộc niên đại quá xa, muốn bắt chước phong cách người triều Đường mà không làm cho bách tính triều Đường cảm thấy bạn là một quái nhân, thì về phương diện xưng hô có chút công phu, phải học kĩ cách xưng hô tối lưu hành ở triều Đường.

Bước vào hoàng cung, Ngọc Hoàn tại sao gọi Huyền Tông là “Tam Lang”
          Từ xa xưa, hoàng cung có nhiều quy củ, có thể nói “xưng hô không đúng, bạn mắc tội đại bất kính”. Đã như thế, tại sao Dương Ngọc Hoàn 杨玉环gọi Huyền Tông 玄宗 là “Tam Lang” 三郎? Lẽ nào xinh đẹp thì có thể tuỳ ý? Sự thực, không chỉ riêng Ngọc Hoàn, những người có quan hệ mật thiết với Huyền Tông cũng đều gọi ông ta như thế. Nhưng nếu bạn gặp hoàng đế, cả hai không quen biết, lúc đó phải làm sao? Hãy học theo Huyền Trang 玄奘 trong Tây du kí 西游记, xưng “bệ hạ” 陛下 , đó là cách lựa chọn tốt nhất.
          Bạn nghe nói đến “Thánh nhân” 圣人, phản ứng đầu tiên là sẽ nghĩ đến Khổng Mạnh 孔孟, nghe đến “chúa thượng” 主上 , cảm giác mình đang ở thời Tam Quốc, nhưng những từ đó cũng đều là từ mà người triều Đường thường dùng để xưng hô hoàng đế. Điều bạn cần chú ý là, “hoàng thượng” 皇上và “vạn tuế” 万岁 tuyệt đối chớ có nơi miệng bạn. Hai cách xưng hô này tuy hiện đại rất lưu hành, nhưng tại triều Đường với hai từ đó, từ trước là dùng trong sách vở, từ sau là một loại khẩu hiệu biểu thị sự tán tụng hoàng đế, tuy rất khí phái, nhưng tại triều Đường hoàn toàn không thích nghi.
          Đã bước vào hoàng cung, không tránh khỏi gặp những quan viên từ nơi làm việc của hoàng đế bước ra, ví dụ như Phòng Huyền Linh 房玄龄 và Đỗ Như Hối 杜如晦 cùng từ nơi làm việc ra về, nhiều người muốn bắt chuyện cùng với hai vị này, phải xưng hô như thế nào mới thể hiện có trình độ lịch sự? Bạn có thể ôn hoà gọi “Lưỡng vị tướng công” 两位相公 (Chào hai vị tướng công). Chớ có lầm, người mà có thể được gọi là “tướng công” chỉ có Tể tướng, cho nên bạn hãy bỏ khái niệm nguyên bản của nó trong đầu đi. Thế thì con của Tể tướng phải xưng hô như thế nào? Rất đơn giản, gọi “công tử”. “Tướng công” là chỉ Tể tướng, “công tử” chính là con của “tướng công”.
          Trừ “Phòng mưu Đỗ đoán” 房谋杜断 (1) ra, đối với các quan viên khác thì phải xưng hô như thế nào? Ở đây cần phải nói lại, các quan viên khác không thể được xưng là “tướng công” 相公, cũng không thể xưng họ là “đại nhân” 大人. Tuy từ “đại nhân” thường xuất hiện trong tác phẩm điện ảnh và trong tiểu thuyết, nhưng “đại nhân” trong mắt người triều Đường là bậc trưởng bối trong nhà mình, hai chữ này đồng nghĩa với từ “ba ba, ma ma” 爸爸, 妈妈 thời hiện đại. “Ba ba, ma ma” có thể tuỳ tiện gọi sao? Rõ ràng là không thể.
         Không thể gọi “đại nhân” 大人 cũng không thể nói “Nễ hảo” 你好 (Chào ông) sao”? Chớ vội, Bạch Cư Dị 白居易 có cách. Bạch Cư Dị và Nguyên Chẩn 元稹là hai người bạn cùng làm quan đồng triều. Hai người có quan hệ rất tốt, thường viết thư qua lại cho đối phương, giống như thanh niên văn nghệ hiện nay, đem tác phẩm của mình đưa cho bạn văn nghệ xem. Phương thức giao lưu của hai người này càng truyền thống, càng sâu đậm.
          Bạch Cư Dị viết văn muốn đưa cho Nguyên Chẩn xem, Nguyên Chẩn trong gia đình xếp hàng thứ 9, nhân đó Bạch Cư Dị gọi ông là Nguyên Cửu 元九, đương nhiên không thể giống như hiện nay, trên weibo “@” , thế thì làm thế nào? Bạch cư Dị trực tiếp đem tiêu đề bài văn của mình viết thành “Dữ Nguyên Cửu thư” 与元九书. Cho nên nói, nếu quan viên mà bạn gặp là bạn, trực tiếp xưng hô tính thị và thứ tự hàng thứ mấy của người đó là được, cách xưng hô này rất phổ biến. Nhân vì triều Đường là triều đại coi trọng thứ tự hàng trong gia đình. Bất luận là cung đình, quan trường hay trong nhà bách tính thường dân, tập quán xưng vị của họ ở một trình độ nhất định đều thể hiện thứ tự hàng trong gia đình của họ, cách gọi có chút phục cổ này chính là “hàng đệ” 行第. ...  (còn tiếp)

Chú của người dịch
1- Phòng mưu Đỗ đoán 房谋杜断: Đường Thái Tông Lí Thế Dân 李世民 có 2 vị Tể tướng đắc lực, một người là “Thượng thư Tả bộc dạ” Phòng Huyền Linh, người kia là “Thượng thư Hữu bộc dạ” Đỗ Như Hối. Lúc bầy giờ, triều Đường khai quốc chưa được lâu, nhiều điển chương pháp độ đều do hai người thương lượng chế đính. Mọi người gọi hai người họ là “Phòng” “Đỗ”. Trong Cựu Đường thư – Phòng Huyền Linh Đỗ Như Hối truyện 旧唐书 - 房玄龄杜如晦传 nói rằng, khi Đường Thái Tông cùng Phòng Huyền Linh nghiên cứu quốc sự, Phòng Huyền Linh luôn đề xuất ý kiến tinh tế và biện pháp cụ thể, nhưng thường không thể quyết định. Lúc này Đường Thái Tông cần phải triệu Đỗ Như Hối đến. Đỗ Như Hối đem vấn đề phân tích, lập tức khẳng định ý kiến và biện pháp của Phòng Huyền Linh. Phòng, Đỗ hai người, một người giỏi đề xuất kế mưu, một người giỏi quyết đoán, cho nên gọi là “Phòng mưu Đỗ đoán”.

                                                               Huỳnh Chương Hưng
                                                               Quy Nhơn 22/6/2019

Nguồn
HOẠT TẠI ĐẠI ĐƯỜNG
活在大唐
Tác giả: Hầu Duyệt 侯悦
Thành Đô: Tứ Xuyên nhân dân xuất bản xã, 2018
Previous Post Next Post